Cập nhật nội dung chi tiết về Bộ Trưởng Lê Vĩnh Tân: Chính Phủ Sẽ Ban Hành Nghị Quyết Thí Điểm Hợp Nhất Các Cơ Quan Chuyên Môn mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hợp nhất các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện là một trong những nội dung được xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xung quanh vấn đề này, Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân.
Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, sau khi có Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Kết luận số 34-KL/TW ngày 07/8/2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18- NQ/TW; Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh thì nhiều địa phương đã tiến hành sắp xếp, hợp nhất một số cơ quan chuyên môn có chức năng tương đồng. Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 05/12/2018, Bộ Nội vụ có Công văn số 5954/BNV-TCBC đề nghị các địa phương tạm dừng việc sắp xếp, sáp nhập các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện để chờ Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP. Theo Bộ trưởng, việc này có làm chậm lại quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị?
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trao đổi với Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Để bảo đảm tính pháp lý của việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, tại cuộc họp Chính phủ ngày 03/12/2018 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo: Trong khi Chính phủ chưa ban hành 02 Nghị định nêu trên, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết thông qua Đề án thì tiếp tục thực hiện. Đối với các địa phương (13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện thí điểm sáp nhập 03 Văn phòng (Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân) thì tiếp tục thực hiện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bên cạnh đó, các địa phương vẫn chủ động thực hiện việc sắp xếp các tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Phóng viên: Hiện nay, các địa phương đang rất mong chờ Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP để sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện nhằm tinh gọn bộ máy và chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ trưởng có thể cho biết khó khăn gì trong việc chậm ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24 và 37?
Căn cứ vào mục tiêu sắp xếp tổ chức bộ máy đến năm 2021 tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14 và các nội dung đã báo cáo Bộ Chính trị tại Tờ trình số 692-TTr/BCSĐCP, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP với nội dung cơ bản quy định: Về tiêu chí thành lập cơ quan, tổ chức; về khung biên chế để được thành lập tổ chức; về số lượng cấp phó của cơ quan, tổ chức. Theo đó, làm cơ sở giao quyền chủ động cho địa phương sắp xếp theo quy định khung của Chính phủ.
Về khung số lượng cơ quan chuyên môn: Tiếp tục thực hiện quy định về khung cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
Về thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn: Chính phủ ban hành riêng Nghị quyết thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn.
Sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ ban hành các Nghị định và Nghị quyết nêu trên.
Phóng viên: Để thống nhất tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ có Công văn số 5898/BNV-TCBC gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và gửi đăng ký về Bộ Nội vụ trước ngày 15/12/2019 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Đến nay, đã có bao nhiêu tỉnh, thành đăng ký thí điểm hợp nhất và Bộ Nội vụ đã chuẩn bị những gì để hướng dẫn các địa phương thực hiện đảm bảo thống nhất, tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, tinh giản biên chế, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ có Văn bản số 5898/BNV-TCBC đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, thời hạn đăng ký trước ngày 15/12/2019. Tiếp theo, ngày 31/12/2019 Bộ Nội vụ có Văn bản số 6670/BNV-TCBC (lần 2) gửi các địa phương. Tính đến ngày 06/01/2020, có 15/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi văn bản về Bộ Nội vụ. Cụ thể:
Về đăng ký thí điểm ở cấp tỉnh: Đăng ký hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức, có 02 tỉnh Quảng Ninh và Yên Bái; Đăng ký hợp nhất Thanh tra tỉnh với Ủy ban kiểm tra, có tỉnh Đăk Nông; Đăng ký hợp nhất Sở Giao thông với Sở Xây dựng, có 02 tỉnh Đăk Nông và Yên Bái.
Trước đó, các tỉnh đã thực hiện: Hợp nhất Sở Giao thông với Sở Xây dựng, có tỉnh Lào Cai; Hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông; hợp nhất Sở Khoa học công nghệ với Sở Giáo dục, có tỉnh Bạc Liêu; Hợp nhất Ban Tổ chức với Sở Nội vụ; hợp nhất Thanh tra với Ủy ban Kiểm tra, có tỉnh Hà Giang.
Về đăng ký thí điểm ở cấp huyện: Đăng ký hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND và UBND, có tỉnh Ninh Bình đăng ký thực hiện tại 01 huyện của tỉnh; Đăng ký hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy với Phòng Nội vụ, có tỉnh Tiền Giang đăng ký thực hiện tại 06 huyện; Đăng ký hợp nhất Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra huyện, có tỉnh Tiền Giang đăng ký thực hiện tại 04 huyện.
Trước đó, các huyện đã thực hiện: Hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND và UBND, có 14 tỉnh thực hiện, gồm: An Giang, Điện Biên, Nam Định, Yên Bái, Hải Phòng, Trà Vinh, Hải Dương, Bình Phước, Hà Nam, Cần Thơ, Vĩnh Long, Phú Yên, Thái Bình, Hà Giang, triển khai tại 35 huyện.
Hợp nhất Ban Tổ chức Huyện ủy với Phòng Nội vụ, có 06 tỉnh thực hiện, gồm: Quảng Ninh, Điện Biên, Nam Định, Yên Bái, Hải Phòng, Hà Giang, triển khai tại 32 huyện.
Hợp nhất Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra huyện, có 04 tỉnh thực hiện, gồm: Quảng Ninh, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, triển khai tại 30 huyện.
Sáp nhập Phòng Dân tộc với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, có tỉnh Lạng Sơn và Sơn La, triển khai tại 04 huyện.
Sáp nhập Phòng Y tế với Văn phòng HĐND và UBND, có 04 tỉnh, gồm: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Sơn La, triển khai tại 14 huyện.
Sáp nhập Phòng Dân tộc với Văn phòng HĐND và UBND, có tỉnh Bắc Kạn và Quảng Ninh, triển khai tại 5 huyện.
Việc sắp xếp tổ chức bộ máy trong cả hệ thống chính trị nói chung và sắp xếp các sở, ngành nói riêng đều nhằm đạt mục tiêu của Đảng đã đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW là: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Việc đăng ký thí điểm của các địa phương để làm cơ sở cho việc Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị quyết thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm tỷ lệ thí điểm hợp lý, có tính đến yếu tố vùng miền để sau thời gian thực hiện thí điểm sẽ báo cáo tổng kết, đánh giá và đề xuất chính thức mô hình tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức thống nhất trong cả nước và theo đặc thù địa phương cho phù hợp, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng nêu trên.
Phóng viên: Đối với những địa phương đã thực hiện hợp nhất cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện trước khi có văn bản đề nghị tạm dừng của Bộ Nội vụ thì các địa phương có đánh giá những mặt được, khó khăn và bài học kinh nghiệm rút ra sau khi tiến hành hợp nhất như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Đối với những địa phương đã thực hiện hợp nhất, sáp nhập cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện trước khi có văn bản đề nghị tạm dừng của Bộ Nội vụ thì các địa phương chưa có báo cáo đánh giá; theo tinh thần chung, Bộ Nội vụ sẽ đề xuất và trình Chính phủ tiếp tục cho các địa phương duy trì tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đã thực hiện hợp nhất, sáp nhập theo quy định thí điểm và sẽ được đánh giá, tổng kết theo thời hạn quy định tại Nghị quyết thí điểm hợp nhất cơ quan chuyên môn khi được Chính phủ ban hành.
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, bên cạnh việc thí điểm sắp xếp, hợp nhất các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh, cấp huyện thì Chính phủ có phương hướng sắp xếp, kiện toàn tổ chức các bộ, ngành?
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Chính phủ đang chỉ đạo sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ, ngành theo hướng:
Tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành.
Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông – xây dựng; tài chính – kế hoạch – đầu tư; lĩnh vực dân tộc – tôn giáo…
Theo đó, trong năm 2020 Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng cơ cấu Chính phủ khóa tới bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng! Trước thềm năm mới, Cổng Thông tin điện tử Bộ Nội vụ kính chúc Bộ trưởng và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, lãnh đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao!
Thanh Tuấn
Theo: https://moha.gov.vn
Thí Điểm Hợp Nhất Các Cơ Quan Chuyên Môn
Ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản số 5898/BNV-TCBC về việc đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
a) Thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn ở cấp tỉnh
– Thí điểm hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính và Kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư.
– Thí điểm hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông Vận tải và Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng.
– Thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy thành Cơ quan Thanh tra – Kiểm tra cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
b) Thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn ở cấp huyện
– Thí điểm hợp nhất Phòng Nội vụ với Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp huyện với Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Thanh tra – Kiểm tra cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
– Thí điểm hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với Văn phòng cấp ủy cấp huyện thành Văn phòng cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác văn phòng.
2. Đối với các địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện khác với nội dung quy định tại khoản 1 Văn bản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đăng ký về Bộ Nội vụ trước 15/12/2019 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Danh sách 14 cơ quan sẽ thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn
Bộ Nội Vụ Đề Nghị Tạm Dừng Việc Sắp Xếp Các Cơ Quan Chuyên Môn Cấp Tỉnh, Huyện
Để sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Kết luận số 34-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ Nội vụ đã xây dựng dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, trình Chính phủ và báo cáo Ban Cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị cho ý kiến
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ ngày 3/12, trong khi Chính phủ chưa ban hành 2 Nghị định nêu trên, Bộ Nội vụ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Lào Cai là địa phương đầu tiên trên cả nước thực hiện sáp nhập hai sở Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải – Xây dựng Lào Cai (tháng 7/2018) để tinh gọn bộ máy, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngành chuyên môn thuộc tỉnh. Vào đầu tháng 11/2018 vừa qua, tỉnh Bạc Liêu cũng đã tiến hành sáp nhập một số sở có chức năng tương đồng. Theo đó, kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Sở này về Văn phòng UBND tỉnh. Hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông để thành lập Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch. Hợp nhất Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Khoa học và Công nghệ thành Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ. Chuyển Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ về Ban Dân tộc tỉnh để thành lập mới Ban Dân tộc và Tôn giáo. Sau khi sắp xếp, sáp nhập, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu còn 16 đơn vị, giảm ba cơ quan chuyên môn, giảm 22 tổ chức bên trong (các phòng, ban).
Tuy nhiên, thời gian qua, việc sáp nhập cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện ở các địa phương không có sự thống nhất, gây nhiều băn khoăn trong dư luận. Dù chưa có hướng dẫn cụ thể chung về sáp nhập trung tâm dân số vào trung tâm y tế nhưng đến nay nhiều tỉnh, thành phố đã quyết định sáp nhập và mỗi nơi làm theo cách khác nhau. Chẳng hạn, Quảng Ninh sáp nhập nguyên trạng trung tâm dân số vào thành một phòng trong trung tâm y tế tuyến huyện; viên chức dân số xã về trạm y tế xã. Nhưng do chưa có hướng dẫn bổ nhiệm lãnh đạo phòng, do đó nguyên giám đốc và phó giám đốc trung tâm dân số vẫn chưa có chức danh để hoạt động tại phòng mới ở trung tâm y tế.
Còn tại Thái Bình, hướng sáp nhập là thống nhất một mô hình đó là trung tâm y tế có 3 phòng và 5 khoa, trong đó có phòng dân số truyền thông giáo dục sức khỏe. Sau khi sáp nhập, giám đốc trung tâm dân số sẽ làm phó giám đốc trung tâm y tế. Hà Nội cũng đã có quyết định bàn giao nguyên trạng toàn bộ tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn tài chính trung tâm dân số về trung tâm y tế và giữ nguyên bộ máy dân số hoạt động ở tuyến xã.
Theo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Nội vụ đề xuất các Sở được tổ chức thống nhất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế.
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa – Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao) do UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định việc giữ ổn định hoặc hợp nhất.
Các sở giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thực hiện thí điểm hợp nhất gồm Sở Nội vụ (thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức); Thanh tra tỉnh (thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra); Văn phòng UBND (thí điểm hợp nhất với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND cấp tỉnh).
Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành, không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương, gồm: Sở Quy hoạch – Kiến trúc thuộc UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập (Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch) giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập; thành lập hoặc không thành lập, kể cả khi đáp ứng đủ tiêu chí thành lập.
Chính Phủ Quyết Định Thí Điểm Thành Lập Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tại Đà Nẵng
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng. Theo quyết định, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng là cơ quan thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố thực hiện chức năng giúp UBND thành phố tổ chức thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý gồm: 3 phòng chuyên môn; 5 Đội nghiệp vụ và 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc là Trung tâm Kiểm nghiệm thực phẩm. Thời gian thực hiện thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng 3 năm kể từ ngày 25/8/2017.
Thời gian qua, mặc dù được các ngành chức năng vào cuộc rất quyết liệt, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng, tuy nhiên thực tế tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng vẫn diễn ra hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng về số lượng cũng như quy mô.
Theo thống kê của Sở Y tế TP. Đà Nẵng, trong năm 2016 và quý I/2017, địa phương chỉ xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm với 5 người mắc. Đó là vụ việc 17 du khách đến từ 2 đoàn Hà Nội và Vũng Tàu phải nhập viện điều trị vì ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm có chứa vi khuẩn chúng tôi vượt mức cho phép vào ngày 14/5, tại địa chỉ quán ăn 253 Hồ Nghinh, quận Sơn Trà (Đà Nẵng). Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm vẫn đang là vấn đề khó khăn và nhiều thách thức đối với địa phương.
Việc làm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, sử dụng chất cấm, chất bảo quản, phụ gia có thành phần không cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản làm tăng nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng. Quy trình sản xuất, chế biến, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, không tuân thủ theo đúng quy định. Nhiều loại thịt gia súc, gia cầm bán trên thị trường không qua kiểm duyệt của cơ quan Thú y.
Chưa kể, ngày càng có nhiều thực phẩm ở nước ngoài nhập về thành phố với nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã; việc kiểm soát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm tươi sống như: rau, quả, củ, thịt, gia súc, gia cầm ở các tỉnh, thành khác nhập vào TP. Đà Nẵng ngày càng nhiều khiến cho công tác quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, bất cập dù cơ quan chức năng đã rất quyết tâm vào cuộc.
Theo Sở Công thương TP. Đà Nẵng, địa phương hiện đang có 70 chợ truyền thống với hơn 7.600 hộ chế biến, kinh doanh thực phẩm trong các chợ. Mỗi năm, TP. Đà Nẵng tiêu thụ khoảng 140.000 tấn rau, củ, quả; 45.912 tấn thịt gia súc, gia cầm; sản lượng thủy sản nước ngọt nuôi trồng tại địa phương khoảng 1.000 tấn, lượng thủy sản đánh bắt nhập vào cảng cá khoảng 80.000 tấn. Đồng thời, với một lượng lớn thực phẩm được đóng bao, gói sẵn đi vào Đà Nẵng bằng nhiều con đường khác nhau với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú.
Trong số này, phần lớn được đưa đến tiêu thụ tại 70 chợ truyền thống, bên cạnh các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, nhỏ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và du khách tham quan mua sắm…
Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Đình Phúc cho rằng, một trong những vấn đề cần phải làm để góp phần kiểm soát tốt ATVSTP chính là xây dựng chợ văn minh, thương mại, bảo đảm các tiêu chí về ATVSTP.
Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị các quận, huyện trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa những nhiệm vụ về ATVSTP, đẩy mạnh triển khai Quyết định 35 của UBND nghiêm túc, hiệu quả. Sớm bổ sung kinh phí xây dựng chợ ATVSTP, đồng thời chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đối với tuyến dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các cấp, ngành đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật về ATVSTP. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc – gia cầm, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố, giám sát dán tem vệ sinh thú y sản phẩm động vật lạnh nhập khẩu vào thành phố…
Nguồn VietQ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bộ Trưởng Lê Vĩnh Tân: Chính Phủ Sẽ Ban Hành Nghị Quyết Thí Điểm Hợp Nhất Các Cơ Quan Chuyên Môn trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!