Cập nhật nội dung chi tiết về Bộ Nội Vụ Ban Hành Văn Bản Số 5898/Bnv mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày 27/11/2019, Bộ Nội vụ đã ban hành văn bản số 5898/BNV-TCBC về việc đăng ký thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thống nhất với Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đăng ký thực hiện thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cụ thể như sau:
1. Về phạm vi, đối tượng thực hiện thí điểm
a) Ở cấp tỉnh
– Thí điểm hợp nhất Sở Tài chính với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành Sở Tài chính và Kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư.
– Thí điểm hợp nhất Sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải và Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng.
– Thí điểm hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp tỉnh với Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy thành Cơ quan Thanh tra – Kiếm tra cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp tỉnh về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
b) Ở cấp huyện
– Thí điểm hợp nhất Phòng Nội vụ với Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Tổ chức – Nội vụ cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác tổ chức, cán bộ và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức nâng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực nội vụ.
– Thí điểm hợp nhất Thanh tra cấp huyện với Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Thanh tra – Kiểm tra cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện về công tác kiểm tra và tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quán lý nhà nước về ngành, lĩnh vực thanh tra.
– Thí điểm hợp nhất Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân với Văn phòng cấp ủy cấp huyện thành Văn phòng cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho cấp ủy cấp huyện, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác văn phòng.
2. Đối với các địa phương đã thực hiện thí điếm hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện khác với nội dung quy định tại khoản 1 Văn bản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, báo cáo Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đăng ký về Bộ Nội vụ trước 15/12/2019 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ./.
Theo: http://tcnn.vn
Bộ Nội Vụ Ban Hành Thông Tư Hướng Dẫn Về Thi Đua, Khen Thưởng
Theo Thông tư, đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của bộ, ban, ngành, tỉnh, việc đánh giá, công nhận mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phạm vi ảnh hưởng của các thành tích do bộ, ban, ngành, tỉnh quy định.
Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh có thẩm quyền khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng, có trách nhiệm công khai tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” trên phương tiện thông tin thuộc thẩm quyền quản lý: Cổng thông tin điện tử, Tạp chí, Báo ngành, địa phương trước khi Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh họp xét khen thưởng.
Việc lấy ý kiến của nhân dân, trên phương tiện thông tin và kết quả xử lý thông tin (kể cả đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có) phải báo cáo Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh trước khi quyết định khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
Cơ quan có thẩm quyền căn cứ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích đạt được của tập thể, cá nhân để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các hình thức phù hợp.
Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được. Tập thể, cá nhân đủ tiêu chuẩn tặng hình thức, mức hạng nào thì xét, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng hình thức, mức hạng đó, không đề nghị khen thưởng vượt mức hạng.
Đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất Người đứng đầu bộ, ban, ngành, tỉnh khen thưởng theo thẩm quyền, trường hợp thành tích tiêu biểu xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước.
Trong 01 năm không đề nghị xét, tặng 02 hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một tập thể hoặc một cá nhân (trừ khen thưởng đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng theo niên hạn).Việc xét, công nhận sáng kiến do Bộ, ban, ngành, tỉnh thực hiện theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến và Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP. Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để xét, tặng danh hiệu thi đua cho cá nhân. Phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng ở cấp cơ sở thì xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; ở cấp bộ, ban, ngành, tỉnh thì xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh”; phạm vi toàn quốc thì đề nghị xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
Về thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Thông tư quy định: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp sở, ban, ngành và cấp huyện do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng xét, trình giám đốc sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Người lao động, tập thể người lao động làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty liên doanh nước ngoài; hợp tác xã trong các ngành nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải, dịch vụ, thương mại… do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp quản lý xem xét, quyết định.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định chi tiết một số nội dung, như: Về tổ chức phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề) trong phạm vi bộ, ban, ngành, tỉnh; Nội dung tổ chức phong trào thi đua; Việc tặng Cờ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh; Khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất; Khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức tôn giáo; khen thưởng doanh nghiệp; Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp bộ, cấp tỉnh; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./.
Xem toàn văn Thông tư số 12/2019/TT-BNV: Tại đây
Anh Cao
Nhiều Văn Bản Ban Hành Sai Về Nội Dung Và Thẩm Quyền
Một biếm họa cho thấy văn bản bất hợp lý vẫn tồn tại. Không ít thách thức
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, kết quả rà soát văn bản của các bộ, ngành, địa phương trong 3 năm 2016, 2017, 2018 (trừ Bộ Kế hoạch – Đầu tư; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông) tại các bộ, cơ quan ngang bộ đã rà soát được 21.952/21.952 văn bản; số văn bản kiến nghị xử lý: 4.394 văn bản; trong đó số văn bản đã xử lý là 3.856; chưa xử lý là 538 văn bản. Tại địa phương, tổng số văn bản phải được rà soát là 146.811 văn bản; số văn bản được rà soát 144.281 văn bản; số văn bản kiến nghị xử lý là 26.112 văn bản; số văn bản được xử lý là 23.322; số văn bản chưa xử lý là 3.790 văn bản. Bên cạnh việc rà soát thường xuyên, nhiều cơ quan cấp bộ, địa phương đã tổ chức rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực.
Riêng Bộ Tư pháp đã kiểm tra hơn 17.000 văn bản của cấp bộ và các địa phương. Qua đó, phát hiện 507 văn bản có quy định chưa phù hợp về nội dung và thẩm quyền, trong đó có hơn 400 văn bản của chính quyền cấp tỉnh. Đến nay, đã xử lý dứt điểm 412 văn bản, nhưng cũng có những văn bản mà cơ quan ban hành chưa có phương án xử lý, giải trình thuyết phục.
Cần thẳng thắn nhìn nhận là hệ thống pháp luật của chúng ta vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó có những tồn tại, hạn chế chậm được khắc phục dẫn đến thay vì tạo thuận lợi lại làm chậm hoặc cản trở những nỗ lực tốt đẹp. “Sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn là những vấn đề đã được nói tới nhiều trong thời gian qua. Nếu chúng ta làm tốt, làm đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật này thì chắc bức tranh đã khác, doanh nghiệp và người dân đã không phải than phiền nhiều về pháp luật, Chính phủ và Thủ tướng đã không phải có nhiều chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể để làm tốt hơn công tác hậu kiểm văn bản quy phạm pháp luật”- Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nói.
Tăng cường trách nhiệm
Công tác kiểm tra, rà soát đã có tác động rất tích cực tới tinh thần trách nhiệm của các cơ quan. Sau mỗi lần trao đổi về các văn bản sai sót thì tình hình chuyển biến tốt hơn, kịp thời ngăn chặn hậu quả của nhiều quy định chưa phù hợp, có những văn bản vừa ban hành đã phát hiện ra sai sót.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, rà soát văn bản cũng có những điểm yếu. Hiện cả nước có khoảng 23.000 cơ quan có trách nhiệm làm việc này nhưng hoạt động cả hệ thống chưa đều, nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Việc phát hiện một số văn bản có quy định trái pháp luật chưa kịp thời, có trường hợp gây ra hậu quả rồi mới xem xét xử lý và xử lý cũng không kịp thời. Việc xác định và khắc phục hậu quả còn gặp khó khăn, việc xử lý trách nhiệm nhìn chung mới dừng lại ở mức nhắc nhở.
Một trong những khó khăn là các bộ, ngành khi kiểm tra theo thẩm quyền và phát hiện văn bản trái pháp luật không chủ động được việc xử lý triệt để các văn bản này do các văn bản đó phải được cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Từ thực tế này, Bộ Xây dựng đề xuất, đối với các văn bản trái pháp luật của địa phương ban hành đã được đôn đốc, nhắc nhiều xử lý nhiều lần nhưng chưa ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ thì sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường trách nhiệm đối với công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản đang không rõ về hiệu lực; hướng dẫn cụ thể hơn về xử lý trách nhiệm đối với việc ban hành văn bản trái pháp luật; tham mưu giao một cơ quan đầu mối quản lý, vận hành thống nhất Cơ sở Dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Sở Xây Dựng Hà Nội Cần Cẩn Trọng Khi Ban Hành Văn Bản!
Việc quản lý đô thị nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng của Hà Nội lâu nay chưa bao giờ là niềm tự hào với người dân Thủ đô, mà trong đó, nhiều điều đáng buồn lại xuất phát từ Sở Xây dựng Hà Nội.
Với Thủ đô Hà Nội, vai trò này lại càng quan trọng hơn, vì đây là trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội lớn nhất đất nước, là nơi địa linh nhân kiệt, là một đô thị có số dân cả chục triệu người, là tấm gương trong quản lý đô thị để các địa phương noi theo…
Vậy mà, việc quản lý đô thị nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng của Hà Nội lâu nay chưa bao giờ là niềm tự hào với người dân Thủ đô, mà trong đó, nhiều điều đáng buồn lại xuất phát từ Sở Xây dựng Hà Nội.
Câu chuyện mấy ngày gần đây, nhiều cơ quan báo chí đã đăng tải tình trạng tranh chấp, va chạm, xung đột dẫn đến hỗn loạn nhiều lần xảy ra tại tầng hầm để xe của tòa nhà Hancom, số 39 ngõ 603 Lạc Long Quân thuộc quận Tây Hồ. Nguyên nhân lại bắt đầu từ một văn bản thiếu căn cứ pháp lý số 5780/SXD-QLN ngày 04/07/2019 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc xác định chủ sở hữu tầng hầm để xe của tòa nhà này.
Băng rôn kêu cứu treo đỏ toà nhà chung cư Hancom.Lược lại theo thời gian, tòa nhà Hancom do Công ty Cổ phần Đầu tư và Khai thác kinh doanh Hà Nội (gọi tắt là Công ty Hancom), nay đã đổi tên thành Công ty Nhật Dương Group làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2008 đến cuối năm 2009 thì hoàn thành, bắt đầu bàn giao cho cư dân vào ở từ tháng 2/2010.
Từ đó đến năm 2018, với nhiều lý do khác nhau, chủ đầu tư tự quản lý vận hành toà nhà, không bàn giao quỹ bảo trì và gây khó khăn để các hộ cư dân thành lập ban quản trị. Đến tháng 9/2018, với sức ép từ nhiều phía, cư dân đã thành lập Ban quản trị tòa nhà và đến tháng 4/2019, chủ đầu tư đã phải bàn giao việc quản lý, vận hành tòa nhà cho Ban quản trị, có biên bản bàn giao tầng hầm và các phần diện tích chung.
Vậy mà không hiểu tại sao, đùng một cái, ngày 04/07/2019, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra văn bản số 5780/SXD-QLN đã xác định chủ sở hữu tầng hầm để xe của tòa nhà này là của… chủ đầu tư(!?).
Thế là tranh chấp nổ ra liên miên từ đó đến nay.
Văn bản của Sở Xây dựng TP. Hà Nội ban hành xác định chủ sở hữu tầng hầm để xe của tòa nhà Hancom là chủ đầu tư
Theo phân tích của các chuyên gia thì văn bản này có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 70 Luật Nhà ở năm 2005, đồng thời quy định tại điểm b khoản 6 Điều 4 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định 08/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng thì phần sở hữu chung nhà chung cư bao gồm: “Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào”.
Tiếp nữa, văn bản số 5780/SXD-QLN của Sở Xây dựng Hà Nội đã căn cứ vào một văn bản ra sau để áp dụng vào sự việc xảy ra trước đó. Thí dụ, Sở đã căn cứ vào Nghị định số 71/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 08/08/2010 để áp dụng vào một tòa nhà chung cư được bàn giao từ tháng 2/2010. Điều này pháp luật vốn không cho phép!
Cho đến nay, đã hơn 4 năm trôi qua mà vụ việc Tòa nhà 8B Lê Trực không được giải quyết triệt để là do một văn bản thiếu căn cứ pháp lý của Sở Xây dựng Hà Nội. Về vụ việc này, tôi đã có bài phân tích nhiều góc độ trên Tạp chí Reatimes nên không nhắc lại, mà chỉ xin nêu ý kiến của mình về sự cẩn trọng mỗi khi phát hành văn bản quản lý hành chính của một cơ quan công quyền.
Tòa nhà 8B Lê Trực từ ban đầu được xây dựng hợp pháp, bao gồm các văn bản sau:
Thứ nhất, Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt cho Công trình 8B Lê Trực tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 với quy mô công trình cao 20 tầng và chiều cao công trình tối đa là 70m.
Thứ hai, Quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 và Phương án Thiết kế kiến trúc được Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội chấp thuận với quy mô 20 tầng và chiều cao công trình là 69,1m, kèm theo Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/03/2009.
Thứ ba, Hồ sơ Thiết kế cơ sở Công trình 8B Lê Trực được Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định kèm theo Văn bản số 2154/SXD-TĐ ngày 07/04/2009 với quy mô công trình có 4 tầng hầm, 20 tầng và chiều cao công trình là 69,1m (bao gồm 17 tầng chính có chức năng thương mại, văn phòng và nhà ở, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái – tổng cộng: 20 tầng),…
Có trong tay những văn bản như vậy, dấu đỏ mực đen, chữ ký tươi roi rói, bất cứ một người nào có chút hiểu biết về pháp lý đều dễ dàng nhận thấy rằng, một công trình được thực thi trong khuôn khổ pháp lý nêu trên sẽ là hợp pháp.
Tuy nhiên, với Sở Xây dựng Hà Nội lại không như vậy. Đùng một cái, gần 5 năm sau, Sở phát hành ra Giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/03/2014 chỉ cho phép tòa nhà 8B Lê Trực xây với quy mô 18 tầng và chiều cao công trình chỉ còn 53m mà không nêu ra bất cứ một căn cứ pháp lý nào, trong khi Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 05/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội vẫn còn hiệu lực.
Thú thật, khi biết thông tin này là chính xác, là một nhà báo lâu năm, tôi không thể tưởng tượng nổi, vì sao UBND TP. Hà Nội lại có thể chấp nhận tồn tại một văn bản cấp dưới dám “vượt mặt” mình một cách bất hợp pháp như thế.
Tiếp nữa, văn bản Giấy phép xây dựng này của Sở Xây dựng Hà Nội còn “vô hiệu hóa” quy định của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 323:2004 “Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế”. Tại tiêu chuẩn 6.2.4.12 quy định: Chiều cao thông thủy các phòng ở không được nhỏ hơn 3m và không được lớn hơn 3,6m. Chú thích: Chiều cao thông thủy là chiều cao từ mặt sàn đến mặt dưới của trần.
Ta chỉ cần làm một phép tính nhỏ: công trình được cấp phép là chiều cao là 53m và 18 tầng nổi, có 4 tầng hầm. Chiều cao bình quân của các tầng là 2,94m (53m : 18 tầng = 2,94m). Trừ đi chiều dày bê tông dầm sàn, trần 0,6m, chiều cao thông thủy của một tầng chỉ còn khoảng 2,36m.
Nếu chủ đầu tư mà theo “lệnh” này của Sở Xây dựng Hà Nội thì sau khi xây xong, tòa nhà hoặc là bị phá bỏ bởi vi phạm tiêu chuẩn thiết kế quốc gia, hoặc là dự án sẽ phá sản bởi không tìm được khách hàng. Đường nào thì cũng dẫn doanh nghiệp đi vào ngõ cụt.
Đấy là chưa kể đến việc Sở Xây dựng Hà Nội tự “vác đá ghè chân mình” bởi trước đó 5 năm, chính Sở đã ban hành Văn bản số 2154/SXD-TĐ ngày 07/04/2009 công nhận tòa nhà 8B Lê Trực có quy mô 4 tầng hầm, 20 tầng và chiều cao công trình là 69,1m.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bộ Nội Vụ Ban Hành Văn Bản Số 5898/Bnv trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!