Đề Xuất 5/2023 # Bản Ghi Nhớ Hay Thỏa Thuận Hợp Tác Trong Thương Mại Quốc Tế # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # Bản Ghi Nhớ Hay Thỏa Thuận Hợp Tác Trong Thương Mại Quốc Tế # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bản Ghi Nhớ Hay Thỏa Thuận Hợp Tác Trong Thương Mại Quốc Tế mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tác giả: Luật sư Đào Xuân Thân (Công ty luật MTON Việt Nam)

Thỏa thuận hợp tác hay Bản ghi nhớ

Thỏa thuận hợp tác, Bản ghi nhớ, Hợp đồng nguyên tắc, Hợp đồng khung là những khái niệm tương đồng nhau. Đây có thể coi là một “bản hiến pháp”, từ  đó các bên tiến tới ký kết các thỏa thuận con giống như Bộ luật và các văn bản dưới luật. Trong tiếng Anh, thuật ngữ hay dùng là: Memorydeom of Understanding (Bản ghi nhớ), hoặc Minute Of Agreement (Biên bản thỏa thuận)

Với kinh nghiệm của một luật sư về thương mại, tôi thấy tùy từng trường hợp mà các bên có thể gọi tên khác nhau cho phù hợp, vì sao?

“Bản hiến pháp” được xem là một mốc son đầu tiên, mở màn cho quá trình hợp tác, có thể theo chiều sâu (ở một lĩnh vực) hoặc theo chiều rộng (đa lĩnh vực) sau này. Các bên cần đem đến cho nhau hình ảnh thiện chí, không khí thân mật ngay từ lúc gọi điện cho đến lúc gặp mặt, đây là nghi thức ngoại giao tối thiểu.

Vì thế, các bên có thể ký một Bản ghi nhớ với nội dung đơn giản là các bên cùng có nhu cầu hợp tác để tận dụng những thế mạnh của bên kia để đem lại lợi ích cho bên mình trên tinh thần “Thắng – Thắng”. Bản ghi nhớ này có thể ghi cả lộ trình hợp tác nhằm tiến tới ký kết một thỏa thuận chính thức với sự phân tách công việc mà các bên cần làm. Văn bản này có tính chất như một Hợp đồng khung (Hợp đồng nguyên tắc), để cho phù hợp hơn với tình thần giao hảo tránh “cứng nhắc”, luật sư MTON hay sử dụng thuật ngữ Thỏa thuận hợp tác.

Nội dung Thỏa thuận hợp tác, để tránh phức tạp khi  áp dụng, nhiều trường hợp được luật sư MTON gộp cả nội dung trong Bản ghi nhớ và ghi rõ “đây là văn bản đầu tiên có giá trị áp dụng và thực hiện, các thỏa thuận bằng miệng và/hoặc bằng văn bản trước đó mà trái với thỏa thuận này đều không có giá trị, kể cả Bản ghi nhớ”.

Trong bài viết này, tôi muốn các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hiểu rõ hơn vai trò những hành vi (nên hoặc không nên) khi ngồi vào bàn đàm phán và xây dựng “hiến pháp” này.

Nên ký Thỏa thuận hợp tác trong thương mại quốc tế

Trong thương mại (kể cả thương mại nội địa và thương mại quốc tế) Thỏa thuận hợp tác nhất thiết phải có, nó vừa thể hiện sự thận trọng, vừa hợp  với  thông lệ đa số giao dịch quốc tế, vừa thể hiện cách làm việc chuyên nghiệp. Nhiều công ty, thương nhân Việt Nam đánh giá thấp vai trò của Thỏa thuận hợp tác, họ cho rằng không có điều khoản hoặc có nhưng không có điều khoản cụ thể về trách nhiệm, cũng như chưa phải  thanh toán một khoản phí nào. Nhưng thực tế, các Hợp đồng “con” sau này thường dẫn chiếu đến các quy tắc trong bản “hiến pháp” này, vì thế những quy định trong Thỏa thuận hợp tác rất quan trọng.

Thông thường, bản Thỏa thuận hợp tác chỉ chứa những điều khoản về tiến trình hợp tác, ghi nhận cam kết và thiện chí hợp tác của hai bên, phân công công việc, trách nhiệm và các phương thức đưa thỏa thuận vào áp dụng. Với mỗi lĩnh vực có thể có những điều khoản về đặc tả hàng hóa (như xuất khẩu nông sản, thủy sản) hay có những điều khoản về trách nhiệm pháp lý (như cùng đầu tư công nghệ, nhà xưởng).

Trong nội dung bản thỏa thuận, quan tâm đầu tiên là mục tiêu và tính khả thi của sự hợp tác. Vì thế nếu các bên chưa hiểu hết nguyện vọng và năng lực thực của nhau mà đưa ra các điều khoản chung hoặc quá chi tiết cũng đều bất cập, dễ dẫn tới “thỏa thuận suông”. Tuy nhiên, với người  nước ngoài, do có sự khác biệt về văn hóa kinh doanh nên nếu càng chặt chẽ và cẩn thận nhưng dứt khoát thì các bên càng thấy yên tâm, nhất là đối với người Nhật và người Hàn.

Sự gặp mặt lần đầu luôn là cái “cớ” để các bên đánh giá năng lực cũng như thiện chí của nhau, vì thế nên cần những nhà “ngoại giao” kinh nghiệm, thậm chí còn có sự tham gia của các tác nhân đóng vai trò xúc tác. Họ có thể chứng kiến việc ký kết đó, hoặc có thể không xuất hiện mà đã “dàn xếp” ký kết từ trước.

Các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam cũng lưu ý, không cứ đối tác lần đầu mới ký Thỏa thuận hợp tác. Những đối tác quen thuộc cũng nên ký kết để làm căn cứ áp dụng sau này. Rất rất nhiều trường hợp sử dụng những bản Thỏa thuận hợp tác này để tăng thương hiệu và quyền thương mại cho mình. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (lạm dụng và cũng bị lợi dụng) khi ký kết các bản thỏa thuận này. Rất may mắn, luật sư MTON coi đây là cách nhanh nhất để hiểu rõ về đối tác của thân chủ mình.

Kỹ thuật xây dựng Bản dự thảo thỏa thuận hợp tác:

Phải thống nhất quan điểm, rõ ràng và nhất quán từ lời nói cho đến thuật ngữ sử dụng trong văn bản. Sự thỏa thuận miệng ban đầu thống nhất một kiểu, lúc ghi vào thỏa thuận lại không như vậy sẽ gây mất niềm tin và mất thời gian của các bên.

Lỗi này thường do nhân viên soạn thảo không nắm bắt được vụ việc hoặc do luật sư ít kinh nghiệm hoặc cẩu thả trong tư vấn.

Cách tốt nhất mời luật sư tư vấn chiến thuật, kỹ thuật đồng thời khuyến cáo các rủi ro cả về pháp lý và  thương mại mà luật sư đã có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trước đó để đạt được những điều kiện tối đa. Sau khi thống nhất mới đưa vào bản dự thảo.

Mặc dù có nội dung tổng quát và thường không dài như các hợp đồng con sau này, nhưng Bản Thỏa thuận không vì thế mà lược bớt quá ngắn theo kiểu “cho nó gọn”. Đây là tâm lý rất chung của nhiều thương nhân Việt Nam. Có một câu chuyện cụ thể thế này, hợp đồng thuê làm trụ sở kinh doanh của một công ty Đức thuê luật sư MTON soạn thảo dài 18 trang, xem xong bên Đức còn đề nghị bổ sung thêm phụ lục, đến khi chuyển sang bên cho thuê nhà là bên Việt Nam thì bị kêu là dài quá, trước đề nghị đó, phía Đức nhờ chúng tôi cắt giảm xuống nhưng cũng chỉ giảm được 2 trang, 16 trang hợp đồng vẫn bị kêu là dài nhưng rồi phía Việt Nam phải đi thuê luật sư “xem hộ” và cũng đồng thuận. Chúng ta không có thói quen sử dụng luật sư nên cũng là trở ngại khi xảy ra tranh chấp.

Tranh chấp do cách hiểu từ và ngữ trong thỏa thuận hợp tác không đúng.

Tranh chấp do thiếu điều khoản áp dụng hoặc có điều khoản nhưng dẫn chiếu pháp lý sai, ví dụ, trong Thỏa thuận ghi áp dụng mọi tranh chấp theo quy định luật của Thụy Sĩ nhưng tại điều khoản về thanh toán và giao hàng lại áp dụng Incoterm 2010, trong đó điều khoản về trách nhiệm người chuyên chở trong incoterm 2010 lại không giống với quy định trong luật của Thụy Sĩ. Khi tìm kiếm, luật sư cũng không thấy điều khoản “ưu tiên áp dụng luật” khi có mâu thuẫn trong luật áp dụng.

Và rất nhiều tranh chấp khác, từ đa dạng đến phức tạp. Mong rằng các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam hãy chú ý hơn nếu chưa có kinh nghiệm giao thương với người nước ngoài.

Bài viết chỉ có giá trị tham khảo và không có giá trị áp dụng. Mọi trích dẫn từ bài viết phải xin ý kiến tác giả, bài viết được đăng tải duy nhất trên website www.luatthuogmai.vn

Luật sư Đào Xuân Thân (MTON VIETNAM LAW FIRM)

Thêm ý kiến

Mẫu Biên Bản Thỏa Thuận, Văn Bản Thỏa Thuận, Hợp Đồng Thỏa Thuận Mới 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Căn cứ vào ý chí của các bên.

Hà Nội, ngày…..tháng…….năm 20……,

Chúng tôi gồm có:

BÊN A: ………………………………..

Địa chỉ:…………………………………

Điện thoại:……………………………..

Email:………………………………….

BÊN B: ……………………………….

Địa chỉ:…………………………………

Điện thoại:……………………………..

Email:………………………………….

Điều 1. Xác nhận nợ

Sau khi đối chiếu, 2 Bên xác nhận, đến hết ngày……tháng…….năm 20…. Công ty …………… còn nợ Bên B tổng số tiền là:…………………………… đ

(Bằng chữ:………………………………………………………………………..), trong đó:

– Nợ gốc:

– Lãi:

Điều 2. Cam kết của Bên A

2.1. Bên B…………… cam kết sẽ dùng mọi tài sản cá nhân của mình để thanh toán khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thoản thuận này thay cho ………………….;

2.2. Thanh toán đầy đủ theo ……………. bên thỏa thuận;

2.3. Các quyền và nghĩa vụ khác tại Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cam kết của Bên B

3.1. Cho phép Bên A dùng mọi tài sản cá nhân của Bên A để thanh toán các khoản nợ nêu tại Điều 1 Bản thỏa thuận này;

3.2. Xóa bỏ nghĩa vụ trả nợ cho Công ty ………… và toàn bộ các thành viên trong Công ty ………. (ngoại trừ Bên A) và không yêu cầu ai khác ngoài Bên A trả nợ cho mình;

3.3. Tạo điều kiện cho Bên A có thể có vốn để tham gia các hoạt động kinh doanh;

3.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo Bản thỏa thuận này và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Điều khoản chung

4.1. Bản thoản thuận này có hiệu lực từ ngày ký;

4.2. Bản thoản thuận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 01 bản.

BÊN A BÊN B

2. Mẫu văn bản thỏa thuận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN THỎA THUẬN

Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………, chúng tôi gồm có:

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):

Ông ………………….,

sinh năm: ………….,

CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ……………..

và vợ là bà …………………….,

sinh năm: …………,

CMND số: …… do Công an ……………. cấp ngày ……………..

Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số …………………………

BÊN THỨ HAI (BÊN B):

Ông/Bà …………………………,

sinh năm: ………..,

CMND số: …………. do Công an ……………… cấp ngày ………….,

hộ khẩu thường trú tại: ……………………………….

Chúng tôi lập văn bản thoản thuận này với nội dung như sau:

1. Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ:……………… (những người tham gia thỏa thuận nhận chuyển nhượng chung quyền sử dụng đất/quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này gồm có: ông/bà…………………..).

2. Căn cứ khoản 3, Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định: “Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.

Nay trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thoả thuận như sau:

– Chúng tôi cam đoan:

+ Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này;

+ Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;

BÊN THỨ NHẤT (BÊN A) BÊN THỨ HAI (BÊN B)

3. Mẫu hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh

HỢP ĐỒNG THỎA THUẬN HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …../TTHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

1. Công ty ………………………………………………………………………… (gọi tắt là Bên A):

Trụ sở: ………………………………………………………………………………………

GCNĐKKD số: chúng tôi Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ……………………………… cấp ngày: ………………………………….;

Số tài khoản: ……………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………

Người đại diện: ……………………………………………………………………..

Chức vụ: ………………………………………………………………………………

2. Công ty ………………………………………………………………. (gọi tắt là Bên B):

Trụ sở: ……………………………………………………………………………………

GCNĐKKD số: chúng tôi Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………………………………… cấp ngày: ……………………….;

Số tài khoản: ……………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………

Người đại diện: …………………………………………………………………………….

Chức vụ: ………………………………………………………………………………….

Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: …………………. Ngày………….. tháng …………. năm ……….

Cùng thoả thuận ký Thỏa thuận hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ……………………………………………..

Điều 2. Thời hạn thỏa thuận

Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động ………………………………………………………….

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………..

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

– Tiền mua phế liệu:

– Lương nhân viên:

– Chi phí điện, nước:

– Khấu hao tài sản:

– Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:

– Chi phí khác…

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Đại diện của Bên A là: ………………………………… – Chức vụ: …………..

Đại diện của Bên B là: …………………………………… – Chức vụ: …………..

Trụ sở của ban điều hành đặt tại:………………………………………………….

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ………………………………………………………….

6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

7.3 Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

7.6 Được hưởng ……………………………………………% lợi nhuận sau thuế.

7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

Điều 8. Điều khoản chung

8.1. Thỏa thuận này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong thỏa thuận. Bên nào vi phạm thỏa thuận gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm bằng 10% giá trị của thỏa thuận.

Trong quá trình thực hiện thỏa thuận nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của thỏa thuận.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện thỏa thuận được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Thỏa thuận

9.1. Thỏa thuận chấm dứt khi hết thời hạn theo quy định tại Điều 2 thỏa thuận này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Thỏa thuận, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý thỏa thuận. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B

9.2. Thỏa thuậ này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

4. Mẫu biên bản hợp tác ba bên

BIÊN BẢN HỢP TÁC BA BÊN

Số: …../BBHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:……..

1. Trường….. (gọi tắt là Bên A).

Trụ sở: …….

Giấy phép thành lập số: ……………………………; cấp ngày: ………………………

của Bộ giáo dục Đào tạo……………………………;

Số tài khoản: ……………………………;

Điện thoại: ……………………………;

Người đại diện: ……………………………;

Chức vụ: ……………………………;

2. Doanh nghiệp ….. gọi tắt là Bên B):

Trụ sở: ……………………………;

GCNĐKKD số: ………… do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư ………… cấp ngày: ……. ;

Số tài khoản: ……………………………;

Điện thoại: ……………………………;

Người đại diện: ……………………………;

Chức vụ: ……………………………;

Được uỷ quyền theo Giấy uỷ quyền số: ….. Ngày ….. tháng ….. năm ………..

3. Ông / Bà: (Gọi tắt và bên C):

– CMND số: …………………… do CA …………………………………….. cấp ngày ….

– Địa chỉ thường trú:

– Mã số sinh viên:

– Khoa: ……………………………………………. Ngành ……

– Số điện thoại: ……………………………;

Trên cơ sở: ……………………………;

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

Bên A, Bên B và Bên C nhất trí cùng nhau hợp tác …………………………………………………………………..

Điều 2. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn hợp tác là ……. (năm) bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của ba bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A có nghĩa vụ góp vốn cho Bên B số tiền để sản xuất phim là: 10.000.000 đồng (mười triệu đồng chẵn).

Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A số tiền là 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng chẵn)

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ………………………………………………

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

– Tiền phục trang:

– Lương diễn viên:

– Chi phí ăn uống:

– Chi phí đi lại:

– Chi phí khác…

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Đại diện của Bên A là: …………………………………………- Chức vụ:

Đại diện của Bên B là: ………………………………………… – Chức vụ:

Trụ sở của ban điều hành đặt tại:

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 01 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

6.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 7. Hiệu lực Hợp đồng

7.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, Ba bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

7.2. Hợp đồng này gồm ……… trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Luật Thương Mại; Khía Cạnh Pháp Lý Và Hợp Đồng Thương Mại Trong Nước Và Quốc Tế;

LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh Việt Nam đang hòa mình vào nền kinh tế quốc tế mang tính thách thức như hiện nay thì các doanh nghiệp trong nước cũng như những nhà đầu tư nước ngoài cần có những phương án hoạt động hiệu quả và phù hợp với từng thời kỳ. Doanh nghiệp cần nắm vững những quy định, chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực hoạt động.

Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam cần được tư vấn rõ ràng và cụ thể về những chính sách đầu tư, những ưu đãi và hạn chế, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, chính sách lao động,… để có thể tiến hành đầu tư một cách hiệu quả, tránh những rủi ro. Vì vậy, một bộ phận pháp lý chuyên nghiệp với kiến thức pháp luật vững vàng là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn đầy những cơ hội và thách thức như hiện nay.

Nhận thấy được tầm quan trọng trong việc đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động kinh doanh và nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp tại Việt Nam, Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Tuân và cộng sự đã và đang đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên con đường thực hiện chiến lược kinh doanh của họ.

Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Tuân và cộng sự thực hiện tư vấn trong các lĩnh vực sau:

Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng dịch vụ… Quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, xử lý vi phạm, buộc bồi thường, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng. Tư vấn về tập quán thương mại quốc tế;

Điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề;

Các cam kết quốc tế, lộ trình mở cửa thị trường, tập quán, thông lệ thương mại quốc tế;

Các vấn đề pháp lý về cạnh tranh, hạn chế cạnh tranh, độc quyền, tập trung kinh tế trong cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, áp dụng các biện pháp khẩn cấp; các vụ việc về cạnh tranh;

Tổ chức mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện; xúc tiến thương mại và đại diện thương nhân, hoạt động đại lý, uỷ thác thương mại;

Tư vấn về các qui định của pháp luật đối với hoạt động cung ứng dịch vụ;

Tổ chức nội bộ doanh nghiệp.

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong doanh nghiệp

Văn phòng luật sư Nguyễn Thanh Tuân và cộng sự cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng – giải quyết tranh chấp tại các cấp Toà Án, tại các Tổ chức Trọng Tài, Tại Hội Đồng Cạnh Tranh bao gồm:

Tư vấn luật về cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có);

Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa, Trọng tài, Hội đồng cạnh tranh;

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp hoặc các Cơ quan tiến hành tố tụng khác;

Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các phiên xử.

LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cứ dịch cụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhắm mục đích sinh lợi khác

Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Tuân và cộng sự thương xuyên tương tác với các quy định pháp luật để hỗ trợ các khách hàng trong và ngoài nước giải quyết khó khăn pháp lý ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quốc tế…

Qua nhiều vụ tranh chấp, chúng tôi nhận thấy được những lỗ hổng pháp lý, những sơ suất của khách hàng, sự cố tình gây hiểu nhầm trong hợp đồng thương mại của doanh nghiệp đối thủ, dự liệu trước rủi ro có thể ảnh hưởng đến khách hàng, từ đó đưa ra những lời khuyên hữu ích, giúp khách hàng ngày càng phát triển.

Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Tuân và cộng sự cung cấp các dịch vụ pháp lý gồm:

Cung ứng dịch vụ

Mua bán hoàng hóa

Trung gian thương mại

Xúc tiến thương mại

Hoạt động thương mại khác

Quý khách có nhu cần xin vui lòng liên hệ:

Văn phòng Luật sư Nguyễn Thanh Tuân và Cộng sự

Trụ sở: 105D Ngô Quyền ( Tầng 1), Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Email: tuan.nguyen@nttuanlaw.com.vn

Website:

ĐIỆN THOẠI: (08) 38 59 12 37

HOTLINE: 0913.903.900(Ls Tuân)

Tư Vấn Hợp Đồng Cho Thương Mại Quốc Tế

Có một đặc trưng cố hữu trong giao thương quốc tế đó là sự không đồng nhất về luật pháp quốc gia của các bên trong quan hệ hợp đồng. Điều này cũng gây nên nhiều khó khăn, là mầm mống dẫn đến tranh chấp trong quan hệ kinh doanh quốc tế. 

Tư vấn hợp đồng thương mại quốc tế

Do vậy, hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận cao nhất làm tiền đề thực hiện giao thương, cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp phát sinh theo đúng tập quán thương mại quốc tế. Chính vì vậy, việc đàm phán, thẩm định tính pháp lý của hợp đồng là việc vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại trong hoạt động thương mại quốc tế của mỗi doanh nghiệp.

Cùng với kinh nghiệm làm xúc tiến thương mại quốc tế, Công ty Luật Hà Đô (là thành viên của SixthSense Group) khẳng định thế mạnh của mình bằng sự kết hợp giữa kiến thức pháp luật quốc gia và pháp luật thương mại quốc tế trong một luật sư và trong một tập thể công ty gắn kết.

Chúng tôi ước muốn trở thành đối tác, điểm tựa pháp lý cho sự phát triển vững bền của Quý doanh nghiệp. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

Tư vấn pháp luật và thông lệ áp dụng đối với các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, các hoạt động trung gian thương mại trong thương mại quốc tế như đại lý, gia công, ủy thác, các hoạt động thanh toán quốc tế, vận tải và kho vận quốc tế;

Tư vấn soạn thảo các hợp đồng trong thương mại quốc tế; thay mặt và/hoặc cùng với khách hàng tham gia đàm phán và ký kết các hợp đồng;

Tư vấn soạn thảo các loại chứng từ, tài liệu để thực hiện nghiệp vụ xuất-nhập khẩu hàng hóa, thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận cần thiết cho các giao dịch thương mại quốc tế;

Tư vấn và đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng trong việc đàm phán hợp đồng, hiệp định hợp tác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích trong giao thương quốc tế;

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

1900 62 80

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bản Ghi Nhớ Hay Thỏa Thuận Hợp Tác Trong Thương Mại Quốc Tế trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!