Cập nhật nội dung chi tiết về Bài Học: Tổng Kết Phần Tập Làm Văn mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nội dung
I – CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Đọc phần tổng kết sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. 1. Văn bản tự sự – Phương thức biểu đạt: + Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa. + Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Bản tin báo chí + Bản tường thuật, tường trình +Tác phẩm lịch sử + Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự,… 2. Văn bản miêu tả – Phương thức biểu đạt: + Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng hiển hiện. + Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật. + Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. 3. Văn bản biểu cảm – Phương thức biểu đạt: + Bày tỏ trực tiếp hoặc gian tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật. + Mục đích: Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm. – Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Điện mừng, lời thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn + Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người
– Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể: + Đơn từ + Báo cáo + Đề nghị + Biên bản + Tường trình + Thông báo + Hợp đồng,… Câu hỏi: 1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.) 2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? 3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ. 4. Từ phần tổng kết trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau. a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng. b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào? c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì. 5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào? 6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh hoạ. 7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao? II – PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học. 2. Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh.
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Học
Soạn bài Tổng kết phần văn học
Câu 1 (trang 180 sgk ngữ văn 9 tập 2)
a, Văn học dân gian:
– Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm
– Truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh
– Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới áo mới
– Ngụ ngôn: Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; Ếch ngồi đáy giếng
– Ca dao- dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình; Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; Những câu hát than thân, Những câu hát châm biếm
– Tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, Tục ngữ về con người và xã hội
– Sân khấu: Chèo- Quan Âm Thị Kính
b, Văn học trung đại
– Truyện, kí: Con hổ có nghĩa; thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Chuyện người con gái Nam Xương; Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí
– Thơ Trung đại: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Bài ca Côn Sơn; Sau phút chia li, Bánh trôi nước; Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà
– Truyện thơ: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên
– Văn nghị luận: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo), Bàn luận về phép học
c, Văn học hiện đại
– Truyện, kí:
+ Truyện: Dế Mèn phiêu lưu kí; Đất rừng phương Nam; Quê nội; Bức tranh của em gái tôi; Sống chết mặc bay, Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu; Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc, Làng, Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà, Bến quê; Những ngôi sao xa xôi
+ Kí: Cô Tô, Lao xao
– Tùy bút: Cây tre Việt Nam, Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi
– Thơ: Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tiếng gà trưa, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương, Khi con tu hú, Từ ấy, Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Vội vàng, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng, con cò, mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng bác, Sang thu, Nói với con…
– Kịch: Thuế máu, tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới
– Văn nghị luận, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta
– Kịch: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Câu 2 (trang 108 sgk ngữ văn 9 tập 2)
– Kịch: Thuế máu, Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
+ Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
– Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh dũng sĩ có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật
+ Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với bất công
– Truyện cười: loại truyện kể về những hiện đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
– Truyện ngụ ngôn: truyện kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn lời về loài vật, hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
– Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người
– Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, vận dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày
– Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu
Câu 3 (trang 182 sgk ngữ văn 9 tập 2)
a,
– Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
– Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)
– Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí
– Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)
b, Thơ
– Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng
– Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh
– Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội
– Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li
– Lục bát: Côn Sơn ca
– Thơ Nôm: Bánh trôi nước
c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên
d, Văn nghị luận
– Chiếu: chiếu dời đô
– Hịch: Hịch tướng sĩ
– Cáo: Bình Ngô đại cáo
– Tấu: bàn luận về phép học
Câu 4 (trang 182 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Những thể loại văn học: Thơ Mới, truyện ngắn, truyện vừa, kịch, văn xuôi…
Mỗi thể loại có một phương thức chủ đạo khác nhau
+ Thơ tự do: Phương thức chủ đạo là biểu cảm, có kết hợp miêu tả
+ Văn xuôi: tùy tác phẩm, tự sự chủ đạo, biểu cảm, thuyết minh là chủ đạo…
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Bài Tổng Kết Tập Làm Văn Trang 169 Sgk Ngữ Văn 9 Tập 2
1. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS Đọc bảng tổng kết sau(trang 169, 170 SGK Ngữ văn 9 tập 2) và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miểu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)
2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?
3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.
4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.
a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.
b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.
7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?
Trả lời:
1. Tự sự và miêu tả: Văn tự sự trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục biểu lộ ý nghĩa. Nhằm mục đích biểu hiện con người, quy luật đời sống bày tỏ tình cảm thái độ. Còn miêu tả thì tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biển hiện. Nhằm mục đích giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
Thuyết minh khác tự sự và miêu tả: Văn thuyêt minh tập trung trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích, có hại của sự vật hiện tượng. Nhằm mục đích giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn với chúng.
Biểu cảm khác thuyết minh: Văn biểu cảm bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xă hội, sự vật nhằm mục đích bày tỏ tình cảm và khơi gợi lòng đồng cảm gây xúc động ở người đọc.
Nghị luận khác điều hành: Văn nghị luận trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên xã hội và con người bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Nhằm mục đích thuyêt phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. Còn văn điều hành trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí, trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; trình bày các thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và nghĩa vụ nhằm đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định và pháp luật.
2. Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS có sáu kiểu văn bản:
– Tự sự – Miêu tả
– Biểu cảm – Thuyết minh
– Nghị luận – Điều hành
Mỗi kiểu văn bản đó sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu. Chúng không thể thay thế được cho nhau và mỗi kiểu văn bản đó có một mục đích biểu đạt; có những yêu cầu về nội dung và phương pháp thể hiện và ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên sáu kiểu văn bản đó có mối quan hệ rât chặt chẽ với nhau và ít có một kiểu văn bản nào chỉ dùng một phương thức biểu đạt duy nhất.
3. Các phương thức biểu đạt thường kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đôi tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản.
Đoạn văn sau đây có sự phối hợp các phương thức tự sự, nghị luận và biểu cảm:
“Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi:
– Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ. Lảo làm lão khổ chứ ai làm lão khổ! Nhà mình có sung sướng gì mà giúp lão? Chính con mình cũng đói…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thây họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thì khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình đế nghĩ đến một cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần…
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
– Lão làm bộ đây! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó…
Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm:
– Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão… Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một con người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…”
(Nam Cao, Lão Hạc)
4.
a) – Tự sự sử dụng phương thức biểu đạt là thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm trở thành một câu chuyện có ý nghĩa thông qua lời người kể chuyện.
– Trữ tình sử dụng phương thức biểu đạt là cảm xúc trữ tình và phương thức biểu cảm của ngôn ngữ.
– Kịch sử dụng phương thức biểu đạt là ngôn ngữ trực tiêp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhân vật mà không qua lời người kể chuyện.
b) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch đôi khi cũng có sử dụng các yếu tố nghị luận, chẳng hạn như bốn câu thư của Tố Hữu:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Yếu tố nghị luận làm cho thơ thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí, gợi cho người đọc suy tư…
5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau ở chỗ: Kiểu văn bản tự sự không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác, ví dụ như trong văn học báo chí, đơn từ, bản tin lịch sử… còn thể loại tự sự là thể loại nhằm phân biệt với thể loại trữ tình và kịch theo Tự điên thuật ngữ văn học tác phâm tự sự là loại tác phẩm nhằm phản ánh cuộc sống “thông qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm trở thành một câu chuyện vể ai đó, về cái gì đó”. (NXB Giáo dục, Hà Nội 2004)
6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình khác nhau ở chỗ: kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà còn dùng trong rất nhiều tình huống và các loại văn bản khác: điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ…
Còn thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch. Thể loại văn học trữ tình thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc cúa con người.
7. Tác phẩm nghị luận vẫn cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự với mục đích làm cho bài nghị luận thêm cụ thể và sinh động, không chỉ tác động đến lí trí người đọc mà còn lay động cả tình cảm người đọc.
Có điều các yếu tố thêm vào đó là phụ, không được lấn át phương thức nghị luận làm mất đi yêu cầu và nội dung bàn luận. Phương thức nghị luận luôn là phương thức chủ yếu trong bài văn nghị luận.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS 1. Phần Văn và Tập làm văn có mỗi quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chưng trình đã học. 2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh. 3. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? Trả lời: 1. Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn
– Văn bản là mẫu để học sinh mô phỏng, để học sinh học phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. Văn bản cũng gợi ý cho học sinh sáng tạo khi làm văn.
Do đó đọc nhiều để học tập cách viết tốt.
– Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp học sinh làm văn kể chuyện và văn miêu tả dễ dàng hơn và có kết quả hơn nhiều.
– Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp cách tư duy, trình bày một tư tưởng, một vấn đề của học sinh thuận lợi hơn, tốt đẹp hơn.
2. Quan hệ giữa Tiếng Việt với phần Văn và Tập làm văn
Tiếng Việt góp phần vào việc học tốt Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn Vì Tiếng Việt do học sinh nắm được các quy tắc dùng từ, đặt câu, hội thoại… Cũng từ đó giúp các em có cơ sở thấy được cái hay cái đẹp của cách diễn đạt trong các bài văn phần đọc hiểu văn bản. Cũng nhờ nắm được quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại nên các em tập làm văn hiệu quả hơn.
3. Các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các thao tác ấy để tạo lập văn bản nghĩa là làm một bài văn.
III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM 1. Văn bản thuyết minh a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì? b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì? c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh. d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? Trả lời:
a) Văn bản thuyết minh có mục đích biểu đạt là trình bày đúng khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
b) Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết phải cần chuẩn bị quan sát tìm hiểu kĩ lưỡng, chính xác đối tượng, tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.
c) Các phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…
d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh phải chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
2. Văn bản tự sự a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì? b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự. c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự. d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? Trả lời:
a) Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là kể một câu chuyện theo một trình tự nào đó.
b) Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể, kết cục.
c) Văn bản tự sự thường sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm nhằm mục đích làm cho câu chuyện sinh động và hấp dẫn hơn.
Khi kể chuyện, người kể nhằm trả lời làm rõ câu hỏi câu chuyện ấy, nhân vật ấy, hành động ấy ra sao… thì cần phải biết miêu tả.
Khi kể chuyện, muôn câu chuyện thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lí gợi cho người nghe, người đọc suy tư, người kể phải dùng thêm yếu tố nghị luận.
Khi kể chuyện, người kể cần thể hiện thái độ và tình cảm của mình đối với sự việc, nhân vật nên phải biết dùng thêm các yếu tố biểu cảm.
d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự thường sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc hình dung được đối tượng nhân vật, sự việc một cách sinh động.
3. Văn bản nghị luận a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì? b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành? c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận. d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí. e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ. Trả lời:
a) Mục đích biểu đạt của văn nghị luận là nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưông, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
b) Văn bản nghị luận do các yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành.
c) Các luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẩn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.
d) Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống hoặc một vân đề tư tưởng đạo lí.
+ Mở bài: giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
+ Thân bài: giải thích chứng minh tư tưởng, đạo lí đang được bàn đến.
Đánh giá, nhận xét tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung.
+ Kết bài: tổng kết, nêu nhận thức mới, đưa ra lời khuyên.
e) Dàn bài chung của bài nghị luận tác phẩm văn học
+ Mở bài: giới thiệu nhân vật được phân tích và nêu ý kiến đánh giá.
+ Thân bài: phân tích chứng minh các luận điểm về nhân vật bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.
+ Kết bài: khái quát, khẳng định các luận điểm, rút ra bài học, ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.
Tổng Kết Phần Văn Học Ngữ Văn Lớp 10
1. Lập bảng so sánh để thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam.
b) Bảng hệ thống thể loại:
4. Phân tích nội dung yêu nước qua một số tác phẩm thơ, phú thời Trần mà anh (chị) đã học.
5. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam có những biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du.
6. Nhận xét sự giống nhau, khác nhau giữa các thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).
7. Nêu những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ hai-cư (Nhật Bản).
1. Có thể thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam qua bảng so sánh sau :
2. HS ôn lại những tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 10, điền vào ô thích hợp trong bảng một cách ngắn gọn những điểm cơ bản nhất.
3. HS xem lại bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX để sắp xếp lại các thể loại văn học theo hệ thống được ghi trong bảng cho phù hợp.
4. Thời đại nhà Trần với những kì tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã làm nên những trang vàng của một giai đoạn lịch sử và làm nên vẻ đẹp riêng của một giai đoạn văn học. Nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này mang hào khí Đông A. Các tác giả đứng trên tầm cao của chiến công thời đại, bề dày của truyền thống lịch sử để nói lên lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
– Đến với bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, ta bắt gặp hào khí Đông A qua niềm tự hào trước sức mạnh của con người và sức mạnh thời đại.
+ Con người mang lí tưởng lớn lao, cao cả, với tầm vóc, tư thế, hành động thật kì vĩ:
Múa giáo non sông trải mấy thu.
+ Sức mạnh của thời đại, của dân tộc thể hiện qua hình ảnh :
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân, vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần.
Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão, vừa thể hiện xu thế chung, tất yếu của thời đại : sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự chủ cho đất nước. Lời tự thuật nỗi lòng chân tình, mộc mạc nhưng đầy hào sảng.
5. Chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành một trào lưu lớn trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Truyện Kiều là kết tinh tiêu biểu nhất của chủ nghĩa nhân đạo ở văn học giai đoạn này, đồng thời cũng là kết tinh tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.
a) Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói lên án đanh thép những thế lực tàn bạo chà đạp con người.
– Đời Kiều là “tấm gương oan khổ”, số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Ở Kiều có bi kịch tài năng và nhan sắc, phản ánh thực tế trong xã hội cũ : “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận”. Tuy nhiên, hai bi kịch lớn ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm.
+ Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện sâu sắc trong trích đoạn Trao duyên và đoạn Tái hồi Kim Trọng. Tình yêu Kim – Kiều là một tình yêu lí tưởng với “người quốc sắc, kẻ thiên tài” nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được. Đoạn Tái hồi Kim Trọng nhìn hình thức là kết thúc có hậu nhưng thực chất là một bi kịch. Trong cuộc đại đoàn viên, Kiều có gặp lại người yêu nhưng không bao giờ tái ngộ tình yêu. Màn đoàn viên “có hậu” về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.
+ Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Câu đau xót nhất trong cuộc đời Kiều chính là câu : “Thân lươn bao quản lấm đầu – Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm ?
– Bi kịch của Thuý Kiều khống chỉ nói lên “niềm cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của đại thi hào dân tộc mà còn thể hiện niềm căm phẫn, sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc và nhân phẩm của con người. Nguyễn Du đã bóc trần bộ mặt xấu xa, nhơ bẩn của đủ các loại bợm già, bợm trẻ, bợm lưu manh, bợm quý tộc, bợm quan lại. Bợm lưu manh có bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh,… Bợm quý tộc, bợm quan lại, nhỏ thì như bọn sai nha “đầu trâu mặt ngựa” kéo đến đánh đập, cướp bóc gia đình Kiều, lớn thì đến mức “phương diện quốc gia” như quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.
b) Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.
– Nhân vật Thuý Kiều :
+ Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc, tài hoa, tâm hồn. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng vẻ đẹp “Một hai nghiêng nước nghiêng thành – sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “tựa cửa hôm mai” của những người đã sinh dưỡng mình. Kiều day dứt khôn nguôi vì nỗi không chăm sóc được cha mẹ già : “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?”.
+ Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về quyền sống. Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều – Kim Trọng. Mối tình Kim – Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do, chủ động của hai người/ Kiều táo bạo chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung trong tình yêu. Ở đoạn Trao duyên, tình yêu Kim – Kiều tuy tan vỡ nhưng khát vọng về một tình yêu thuỷ chung, son sắt thì được khẳng định.
– Nhân vật Từ Hải:
+ Từ Hải là hiện thân của khát vọng tự do. Khắc hoạ nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du luôn chú ý tới sự phi thường vượt ra ngoài khuôn khổ chế độ phong kiến từ diện mạo, tính cách đến hành động. Để miêu tả ý chí tự do, sức mạnh phi thường của Từ Hải, tác giả đã đặt nhân vật trong bối cảnh chiến trận để làm nổi bật tính cách người anh hùng :
Triều đình riêng một góc trời,
Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.
Trước cờ ai dám tranh cường,
Năm năm hùng cứ một phương hải tần.
+ Từ Hải còn là hiện thân của khát vọng công lí chính nghĩa. Lí tưởng mà Từ “tuyên ngôn” là lí tưởng của những trang nam nhi thời phong kiến nêu cao lẽ công bằng chính nghĩa :
Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.
Lí tưởng của Từ Hải mang tinh thần nhân văn vì nó hướng tới công lí chính nghĩa cho những người bị áp bức đau khổ. Từ Hải thông cảm, thấu hiểu khát vọng của Kiều. Chàng giúp Kiều thực hiện ước mơ công lí chính nghĩa trong tư cách con người toàn quyền chủ động, định đoạt số phận của mình : “Từ rằng việc ấy để cho mặc nàng”.
Với Truyện Kiều, Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực đề cao con người.
6. Có thể nêu sự giống nhau, khác nhau giữa các thiên sử thi : Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ) bằng cách lập bảng so sánh :
7. Những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường và thơ hai-cư :
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bài Học: Tổng Kết Phần Tập Làm Văn trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!