Cập nhật nội dung chi tiết về Andy Murray Chấn Thương, Anh Nguy Cơ Mất Atp Tour World Finals mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với sự trỗi dậy của Andy Murray, ATP Tour World Finals tại London trở thành niềm kiêu hãnh của người Anh trong kỷ nguyên được gọi là Big 4. Nhưng giờ đây, Turin (Ý) và Tokyo (Nhật) đang nỗ lực giật lấy giải đấu danh giá cuối năm quy tụ 8 tay vợt nam cùng các đôi hàng đầu thế giới.
Tại O2 Arena, ATP Tour World Finals được đánh giá là một sự kiện thành công rực rỡ ở Anh kể từ năm 2009 với lượng khán giả bình quân khoảng hơn 250.000 chỉ trong vòng 1 tuần, đưa giải đấu vào nhóm 10 sự kiện có lượng người xem trung bình cao nhất ở Vương quốc này.
Nếu không có đột biến nào, ATP Tour World Finals còn ở lại Anh tới năm 2021. Nhưng hiện nay, cả Turin lẫn Tokyo đều đang mưu toan đoạt lấy “báu vật” từ người Anh với ưu thế đang nghiêng về người Ý, cho dù tình trạng kinh tế không khả quan của đất nước hình chiếc ủng.
Bất chấp tay vợt số 1 Fabio Fognini hiện còn chưa vào nổi Top 10 nam, Ý vẫn có lợi thế do ATP Tours khép lại hàng năm tại châu Âu, cụ thể là Paris Masters, nên nếu ATP Tour World Finals diễn ra ở đây, các tay vợt không phải mất nhiều thời gian di chuyển.
Quan trọng không kém, Liên đoàn tennis Ý còn đảm bảo tài chính cho ATP bằng cam kết đem đến ít nhất khoảng 75 triệu euro (gần 2.000 tỷ đồng) trong hơn 5 năm. Pala Alpitour dự kiến là địa điểm thi đấu mới với sức chứa khoảng 15.000 người.
Sở dĩ Anh dễ mất ATP Tour World Finals là do chấn thương của Andy Murray làm hỏng khái niệm Big 4 của làng tennis. Ngay cả khi tay vợt Anh có dấu hiệu hồi phục bằng việc đánh golf đầu tuần này, nguy cơ anh không thể trở lại đỉnh cao vẫn rất lớn.
Bên cạnh đó, lịch sử cho thấy ATP Tour World Finals thường đổi địa điểm vào những năm cuối hợp đồng nên lần này, theo nhận định chung, 2 năm còn sót lại dường như là hành trình không thể hoàn tất.
Nguy Cơ Mất An Toàn Giao Thông Từ Xe Đạp, Xe Máy Điện
Với nhiều tiện ích, xe đạp, xe máy điện đang được nhiều học sinh sử dụng là phương tiện tham gia giao thông khi đến trường. Tuy nhiên, do nhiều học sinh chưa được trang bị các kiến thức đầy đủ về an toàn giao thông (ATGT), nhất là tuổi học sinh chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông và do xe đạp điện, xe máy điện có tốc độ khá cao, nếu đi xe không đội mũ bảo hiểm, lạng lách thì có thể gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Xe đạp điện, xe máy điện có nhiều ưu điểm như không cần bằng lái, không dùng xăng, không mất sức, dễ sử dụng, có tốc độ cao… nên ngày càng được nhiều người ưa chuộng, trong đó phần lớn là học sinh.
Theo đánh giá của Ban An toàn giao thông tỉnh, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông một phần do các em học sinh chưa tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Nhiều người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện vẫn chủ quan do coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường và đi với tốc độ cao từ 35 – 40km/h.
Nhiều học sinh đi quá nhanh, dẫn đến không xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Bên cạnh đó, xe đạp điện và xe máy điện sử dụng điện là nhiên liệu nên phương tiện không có tiếng động cơ, khiến người tham gia giao thông khác khó để ý, nhất vào buổi đêm…
Để ngăn ngừa tai nạn giao thông từ xe đạp, xe máy điện, hạn chế vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong học sinh, sinh viên, thời gian qua Sở GD&ĐT, Công an tỉnh đã phối hợp tuyên truyền pháp luật ATGT đến học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Sở GD&ĐT yêu cầu Phòng Giáo dục các huyện, thành, thị, các trường học triển khai hiệu quả các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT, yêu cầu học sinh chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về ATGT như: Luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, các bậc phụ huynh cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương cho con em mình.
Tuyệt đối không đua xe, lạng lách, đánh võng, chạy xe hàng ba đùa giỡn, sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông. Học sinh nên tăng cường tìm hiểu và lựa chọn xe buýt công cộng để phục vụ việc đi lại thường xuyên của bản thân nhằm đảm bảo ATGT và chống ùn tắc giao thông…
Yêu cầu học sinh, sinh viên ký cam kết thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông đường bộ. Xác định nội dung chấp hành pháp luật giao thông là tiêu chí xếp loại thi đua của tập thể, cá nhân hàng năm của mỗi nhà trường.
Đồng chí Phạm Ngọc Thiệu, Hiệu trưởng Trường THPT Võ Thị Sáu (Bình Xuyên) cho biết: Bãi đỗ xe của nhà trường có 1/3 là xe đạp điện và xe máy điện của học sinh. Trước nguy cơ mất an toàn từ các loại xe trên, nhà trường đã có nhiều biện pháp giúp học sinh nâng cao hiểu biết pháp luật về ATGT, trong giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở học sinh tuân thủ quy định pháp luật khi tham gia giao thông.
Trường hợp không chấp hành sẽ bị phê bình công khai trước lớp và trên bản tin toàn trường, gửi thông báo về gia đình yêu cầu phối hợp quản lý trong việc sử dụng phương tiện. Đồng chí Nguyễn Mạnh Lợi, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh nhấn mạnh: Để giáo dục, răn đe học sinh chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng cảnh sát giao thông đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự ATGT tại các cổng trường vào giờ cao điểm; nhắc nhở phụ huynh đưa, đón học sinh phải đỗ, dừng xe đúng quy định.
Kiên quyết xử lý các trường hợp đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành tín hiệu giao thông, chở quá số người quy định… Nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ xử lý nghiêm và gửi thông báo về nhà trường.
Kim Hiền
Tóm Tắt Luật An Ninh Mạng Và Những Nguy Cơ
Mặc dù bị phản đối và can ngăn từ trong đến ngoài nhưng bộ luật vẫn được thông qua theo ý muốn không phải của người dân.
Luật An Ninh Mạng 2108 Việt Nam có tất thảy 34 trang gồm 7 chương và 47 điều luật. Và đây là những điều luật cần chú ý.
Điều 4 2: Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
Điều 8. Cấm1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phân biệt chủng tộc.b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
Điều 15. Cấm1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:a) Thông tin có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;b) Thông tin gây chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống, bao gồm:a) Thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác;b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó.7. Cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Ý kiến và dự đoán những guy cơ mà Luật ANM có thể đem lại cho dân Việt Nam
Một nhóm gần 80 luật sư trong nước hôm 11/6 đã ký tên vào một bản kiến nghị, yêu cầu các đồng nghiệp của mình trong Quốc hội không “bấm nút” thông qua luật này vì lý do đạo luật có thể “dễ bị lợi dụng để xâm phạm các quyền con người”, “cản trở tiến bộ xã hội” và “kìm hãm phát triển kinh tế”, “gây hại cho nhà nước pháp quyền” và “phá vỡ nhiều cam kết quốc tế của Việt Nam”.
Đại sứ quán Mỹ trước và sau ngày bộ luật này thông qua đều có văn bản bày tỏ sự lo ngại và thất vọng.
Đây là bộ luật bóp nghẹt tiếng nói phản biện trung thực và trao quyền cho bạo quyền.
Không có cơ chế giám sát chặt chẽ, “lực lương chuyên trách về an ninh mạng” mà kiến thức, trình độ cũng như đạo đức nghề nghiệp là điều mà công chúng không giám sát được được trao quyền hành gần như tuyệt đối.
Tuy nhiên đó chỉ là mới khởi đầu.
Điều đáng lo nại hơn là với vời điều 26 khoản 2 điểm d: Chính phủ quy định cụ thể các loại thông tin phải lưu trữ tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ trên không gian mạng phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Khi các công ty Facebook, Google ra khỏi thị trường Việt nam do không chấp nhận các điều kiện theo Luật này thì chổ trống để lại được dành cho các công ty mạng của Trung Quốc vào thống trị Việt nam như chia sẻ của Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Huy Vũ tại Na- Uy với RFA:
“Một mô hình hoạt động của các công ty Trung Quốc như Baidu, Tencent, Weibo sẽ được lắp vào để thay thế Facebook và Google tại Việt Nam. Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai. Họ có thể tránh sự phản đối trực tiếp của người Việt Nam bằng cách mua những công ty của người Việt Nam. Họ dùng công nghệ Trung Quốc đưa ra những ứng dụng tương tự như của các công ty Âu Mỹ mà chúng ta đang dùng. Từ đó họ có thể nắm thông tin của người Việt Nam, kiểm soát thông tin của người Việt Nam, định hướng mạng xã hội của Việt Nam. Họ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Chúng ta sẽ đối diện với một nguy cơ, một rủi ro rất cao, có thể là mất nước trong tương lai.”
Tác giả của Luật An Ninh Mạng?
Tìm hiểu bộ luật an ninh mạng Trung Quốc, với tên tiếng Anh ” Management Regulations on Internet Forum and Community ” thì sẽ thấy luật ANM VN là phiên bản tiếng Việt của Luật an ninh mạng Trung Quốc.
Tại VN thì Bộ Công an, là cơ quan chủ trì xây dựng dự luật này. Tháng 4/2017, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố hai quyết định thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật An ninh mạng.Trưởng Ban soạn thảo là Bộ trưởng Tô Lâm. Phó Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương.
Thiếu tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, người đóng vai trò là Thường trực Ban Soạn thảo, Tổ trưởng Tổ Biên tập.
Trần Đại Quang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an là người đích thân chủ trì lễ thành lập Cục An ninh mạng vào ngày 28/8/2014.
Chỉ hai tháng sau khi lên làm Chủ tịch nước, ông đã đến thăm Cục An ninh mạng, ngày 4/6/2016.
Người đứng đầu Cơ quan thẩm tra Luật An ninh mạng Ông Võ Trọng Việt – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng – Chủ nhiệm UB Quốc phòng An ninh – đại biểu quốc hội khóa 12, 13, phát biểu khi thông qua dự luật an ninh mạng vào ngày 12/6 tại Hội trường Quốc Hội với cách phát âm nổi tiếng về gu gờ và tê tê bóc, nói lên tất thảy về việc bộ luật này được thông qua. Vì sao vậy?
Luật ANM và Luật Đặc Khu được lên lịch để nó được thông qua gần như cùng thời điểm: Luật ANM ngày 12 và Luật Đặc khu ngày 15-6-2018 sau vì dân chúng phản ứng dữ dội nên LĐK được dời đến tháng 10 năm nay.
Quy trình đang được siết chặt.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại chúng tôi SBS Vietnamese Facebook
Thực Hiện Luật Quy Hoạch: Nguy Cơ ‘Bình Mới, Rượu Cũ’
Một số ý kiến về bản Dự thảo mới Luật Quy hoạch
PGS, TS NGUYỄN CẢNH NAM [*]
Luật Quy hoạch (luật QH) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Đến ngày 07/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Theo đó, Luật Quy hoạch chính thức đi vào cuộc sống.
Việc ra đời Luật Quy hoạch nhằm đưa công tác quy hoạch (QH) đi vào khuôn khổ pháp luật, thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất, đảm bảo các nguyên tắc đề ra trong Luật là: ”Sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch; tính nhân dân, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất; tính khoa học, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn”.
1/ Tại Điều 3, Khoản 1 (Luật QH) quy định: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”.
Phân bố thời gian là vấn đề phức tạp, khó khăn, có “tính động”, chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng rất quan trọng và cũng là vấn đề bất cập nhất trong công tác quy hoạch thời gian qua.
Hậu quả là, trong Luật không có quy định nào điều chỉnh về vấn đề này. Ngay trong Nghị định 37/2019/NĐ-CP Điều 16. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch tại Khoản 2 chỉ quy định một cách chung chung: “Yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch”.
Hoặc đơn cử như nội dung QH tổng thể về năng lượng quốc gia (QG) quy định trong Nghị định 37/2019/NĐ-CP tại Phụ lục II, Mục III, Điểm 6, Khoản b: “b) Phân bố không gian phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ, bao gồm quy mô công trình, địa điểm hoặc hướng, tuyến dự kiến bố trí công trình”. Mà lẽ ra phải là “b) Phân bố không gian và thời gian phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng năng lượng quốc gia…”.
Như vậy sẽ không có căn cứ để xác định nhu cầu vốn đầu tư và các nguồn lực khác để đề ra chính sách, giải pháp huy động cũng như thực hiện quan điểm “Đảm bảo sự tham gia của các thành phần kinh tế trong phát triển điện lực, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân”.
2/ Tại Điều 20. Căn cứ lập quy hoạch (Luật QH) quy định:
“1. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển.
2. Quy hoạch cao hơn.
3. Quy hoạch thời kỳ trước”.
Tại Điều 8. Thời kỳ quy hoạch (Luật QH) quy định:
“1. Thời kỳ quy hoạch là khoảng thời gian được xác định để làm cơ sở dự báo, tính toán các chỉ tiêu kinh tế – xã hội cho việc lập quy hoạch.
2. Thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm”.
Với quy định nêu trên có vấn đề là:
Thứ nhất: Hiện nay chưa có luật hay văn bản pháp luật nào quy định về xây dựng chiến lược phát triển (tương tự như Luật QH). Cho nên chưa biết có những loại chiến lược phát triển nào, mỗi chiến lược là căn cứ của loại QH nào, kỳ và nội dung chiến lược được quy định như thế nào, vai trò của chiến lược làm căn cứ cho QH là gì – tức là QH căn cứ vào cái gì của chiến lược. Rõ ràng đây là một khoảng trống về căn cứ xây dựng QH theo quy định của Luật QH, đồng thời cho thấy ngay từ khung pháp luật đã thiếu sự đồng bộ giữa QH và chiến lược.
Thứ hai: Hiện có các loại chiến lược được xây dựng trước khi Luật QH ra đời và có hiệu lực. Ví dụ như Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (thường cho giai đoạn 10 năm), các chiến lược quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực, chiến lược phát triển vùng. Chẳng hạn, trong ngành năng lượng hiện có các loại chiến lược còn hiệu lực sau:
Toàn ngành năng lượng có “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” được phê duyệt theo Quyết định số 1855/2007/QĐ-TTg.
Ngành điện có “Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến 2020” phê duyệt theo Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg.
Ngành dầu khí có “Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035” được phê duyệt theo Quyết định số 1748/2015/QĐ-TTg.
Ngành than có “Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 2427/2011/QĐ-TTg và “Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” được phê duyệt tại Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg.
Các loại năng lượng tái tạo có “Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được phê duyệt theo Quyết định số 2068/2015/QĐ-TTg.
Các chiến lược nêu trên của ngành năng lượng không cùng giai đoạn, có kỳ chiến lược khác nhau, nhiều nội dung đến nay đã không còn phù hợp, hoặc chưa có nội dung mới để làm căn cứ cho QH, v.v… Tuy nhiên, các loại chiến lược này hiện vẫn còn có hiệu lực. Do vậy, về nguyên tắc theo quy định của Luật QH chúng phải là căn cứ cho QH tổng thể về năng lượng QG và QH phát triển điện lực QG. Khi đó có thể sẽ xảy ra sự trớ trêu là, nếu 2 QH này tuân theo các chiến lược đó thì sẽ có những nội dung không phù hợp với yêu cầu và thực tế; còn nếu không tuân theo thì lại phạm vào điều “treo đầu dê bán thịt chó” không đảm bảo sự phù hợp giữa QH và chiến lược.
Ngay như Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội chi xây dựng cho giai đoạn 10 năm và hiện nay chưa có chiến lược cho giai đoạn 2021 – 2030, trong khi kỳ QH QG quy định là 10 năm và tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm. Vậy các QH nói chung và 2 QH của ngành năng lượng hiện đang tiến hành lập phải căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nào và liệu có đảm bảo tuân thủ nguyên tắc “Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội” quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật QH hay không? Ngoài ra, liệu ngành năng lượng cần phải có ngần ấy chiến lược hay không?
Ngay như Nghị định 37/2019/NĐ-CP tại “Điều 15. Căn cứ xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch” chỉ quy định:
2. Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước”.
Với quy định như vậy là quá chung chung và sẽ dẫn đến tình trạng “tùy cơ ứng biến”. Nếu thế, thì mục tiêu đề ra nêu trên của Luật QH sẽ khó có thể thực hiện được.
Thứ ba: Về căn cứ “Quy hoạch cao hơn” chưa rõ thế nào là QH cao hơn. Ví dụ trong ngành năng lượng QH cao hơn là loại QH nào vẫn chưa có sự quy định cụ thể. Thế nhưng, ngày 1/10/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1264/QĐ-TTg, phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là QH điện 8), trong khi đến nay QH tổng thể về năng lượng QG đang trong quá trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập QH. Ở đây có 3 vấn đề sau:
Một là: Thiết nghĩ QH tổng thể về năng lượng QG phải là QH cao hơn QH điện 8 vì nó đề cập tổng thể toàn ngành năng lượng, trong đó có phân ngành điện. Điều đó được thể hiện tại Phụ lục II, Mục III “Nội dung QH tổng thể về năng lượng QG”, Điểm 6 (Nghị định 37/2019/NĐ-CP) “6. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng trong phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ”, trong đó quy định: “a) Xây dựng phương án phát triển tổng thể năng lượng quốc gia; kết hợp hài hòa và cân đối giữa các ngành than, dầu khí, điện lực và các nguồn năng lượng khác”. Như vậy, việc phê duyệt nhiệm vụ QH điện 8 thực hiện trước hóa ra “em sinh trước anh”.
Hai là: Liệu việc phê duyệt nhiệm vụ và tiếp theo việc lập QH điện 8 có lấy QH tổng thể về năng lượng QG làm căn cứ hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào? Vì thời gian lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt (Khoản 2, Điều 17 Nghị định 39/2019/NĐ-CP).
Ba là: QH điện 8 này chỉ có tầm nhìn 25 năm, không đúng theo quy định của Luật QH là tầm nhìn từ 30 năm đến 50 năm.
Hơn nữa, giả sử đến năm 2030 hay năm 2035, 2040 phải lập lại QH thì chả nhẽ theo lập luận đó vẫn lấy tầm nhìn đến năm 2045 hay sao? Nếu không thì chả nhẽ coi điều đó là “không có tâm”? Tóm lại, luật vẫn thua lệ, sự tùy tiện và bệnh hình thức.
3/ Đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn về phương pháp lập QH phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thời kỳ hội nhập sâu rộng với đặc điểm nổi bật là sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước, theo đó sẽ có nhiều biến động, thậm chí biến động mạnh, khó lường. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng và độ chính xác của các dự báo cũng như các định hướng trong QH. Nếu không đổi mới tư duy và phương pháp lập QH cho phù hợp thì chắc chắn sẽ lặp lại tình trạng cứ chạy theo đuôi các bất định xảy ra để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch trong quá trình thực hiện như trong thời gian qua.
Ví dụ, nội dung phát triển điện lực QG của QH phát triển điện lực QG trong Nghị định 37/2019/NĐ-CP chỉ quy định như sau:
“6. Phương án phát triển điện lực quốc gia:
a) Phương án phát triển nguồn điện;
b) Phương án phát triển lưới điện;
c) Phương án liên kết lưới điện khu vực;
d) Định hướng phát triển điện nông thôn;
đ) Mô hình tổ chức quản lý ngành điện;
e) Đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của các phương án, chương trình phát triển điện lực quốc gia”.
Vấn đề quan trọng là phải có các kịch bản ứng phó đối với những biến động xảy ra trong từng phương án a, b, c và định hướng d. Sau này, trong quá trình thực hiện QH nếu có biến động nào xảy ra thì cứ theo các kịch bản tương ứng đã định liệu trước mà ứng phó một cách phù hợp.
Nếu là Chính phủ thay đổi, điều chỉnh thì thực chất sẽ là điều chỉnh quy hoạch, và khi đó phải tuân thủ quy định của Luật QH về điều chỉnh QH – tức là không thể tránh khỏi “các thủ tục thẩm tra, tái phê duyệt rườm rà, phức tạp và kéo dài mỗi khi có những công trình điện cần phải thay đổi quy mô, thời gian, địa điểm”. Tính mở phải là đã có các kịch bản tiên liệu đã được lập trong QH để ứng xử với các tình huống biến động trong tương lai và khi có biến động xảy ra thì thực hiện ngay kịch bản ứng xử tương ứng đã được tiên liệu. Khi đó việc điều chỉnh chỉ do Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện QH thực hiện mà không cần tới Chính phủ, hay Thủ tướng Chính phủ với những thủ tục theo quy định của pháp luật.
Hoặc nhiệm vụ lập QH điện 8 nhấn mạnh nguyên tắc: ”Ưu tiên phát triển hợp lý nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo”. Điều đó hoàn toàn đúng về mặt quan điểm và nguyên tắc. Vấn đề là để thực hiện được nguyên tắc này, trước hết phải làm rõ tiềm năng kỹ thuật – kinh tế của các nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió và mặt trời đã được xác định đến mức độ nào: Bao nhiêu? Ở đâu? Đã đủ độ tin cậy để lập dự án đầu tư theo quy định chưa? Nếu còn ở mức “tính cua trong lỗ” thì việc đưa các nguồn điện này vào chỉ là “xếp gạch sắp hàng” như đã từng xảy ra trong các QH vừa qua.
Hoặc một nguyên tắc quan trọng khác được nêu trong Nhiệm vụ lập Quy hoạch điện 8 là: “Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả”. Đây cũng là vấn đề cần có phương pháp thích hợp để xử lý. Lưu ý rằng sử dụng điện tiết kiệm thì phụ thuộc vào người sử dụng điện; còn việc sử dụng điện có hiệu quả thì lại có nhiều yếu tố phụ thuộc vào chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc dân: Phát triển các ngành, lĩnh vực ít tiêu thụ điện. Cho nên không thể gộp chung hai vấn đề này lại để rồi dự báo hệ số đàn hồi và chỉ tiêu cường độ điện năng theo tốc độ tăng trưởng GDP và quy mô GDP như cách lâu nay đã làm để dự báo nhu cầu điện, hoặc lượng điện năng giảm được, như thế là thiếu căn cứ xác thực.
Thiết nghĩ phải tách ra 2 phần: Phần điện giảm do sử dụng tiết kiệm điện và phần điện giảm do sử dụng hiệu quả – tức là đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực ít sử dụng điện nên GDP tăng, nhưng nhu cầu điện không tăng tương ứng. Theo đó đề ra phương pháp phù hợp xác định lượng điện năng giảm do sử dụng tiết kiệm và lượng điện năng giảm do sử dụng hiệu quả. Ví dụ, nếu cơ cấu GDP trong tương lai không thay đổi so với hiện tại thì trong trường hợp đó chỉ có lượng điện giảm do sử dụng tiết kiệm; còn nếu có sự thay đổi cơ cấu GDP thì ngoài phần giảm do sử dụng tiết kiệm, còn có phần giảm do sử dụng hiệu quả nếu cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực có mức tiêu thụ điện năng thấp.
Chỉ với một số vấn đề nêu trên cũng đã cho thấy nguy cơ “bình mới rượu cũ” trong việc thực hiện Luật QH là khó tránh khỏi, nếu không có các điều chỉnh chính sách thích hợp./.
[*] TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM VÀ KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP – NĂNG LƯỢNG (EPU)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Andy Murray Chấn Thương, Anh Nguy Cơ Mất Atp Tour World Finals trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!