Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Loại Giấy Tờ Không Được Chứng Thực Bản Sao Từ Bản Chính ⋆ Eiv mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sao y bản chính, chứng thực bản sao từ bản chính là gì?
Sao y bản chính hay sao y công chứng là việc sao tài liệu gốc ra thành nhiều bản khác nhau và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực là chính xác so với văn bản gốc.
Theo quy định, có thể chia sao y thành 2 loại theo ngôn ngữ trên văn bản cần sao y:
Sao y văn bản tiếng Việt.
Sao y văn bản có yếu tố tiếng nước ngoài.
Đơn vị nào có chức năng sao y bản chính?
Theo Luật công chứng 2014 thì chức năng sao y bản chính được phân quyền như sau:
Văn bản Tiếng Việt: UBND Phường, Xã, Quận, Huyện và Văn phòng Công chứng.
Văn bản có yếu tố tiếng nước ngoài: UBND Quận, Huyện và Văn phòng Công chứng.
Văn phòng công chứng tư hay văn phòng công chứng công được sao y bản chính?
Luật pháp không có quy định về văn phòng công chứng tư và công. Chỉ có khái niệm phân biệt:
Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập
Văn phòng công chứng do công chứng viên thành lập
Bản sao từ bản chính được nhiều nơi yêu cầu có thời hạn tối đa 06 tháng?
Chưa có văn bản nào quy định bản sao y chứng thực chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, dường như có sự truyền miệng và một số nơi áp dụng về thời hạn có hiệu lực của bản sao. Thực tế, một số giấy tờ dễ có những biến động như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trang bổ sung để cập nhật biến động.
Sổ hộ khẩu cũng dễ xảy ra việc cắt hộ khẩu.
Vì vậy dẫn đến ý nghĩ về sáu tháng thời hạn của bản sao để yên tâm hơn. Thực tế có những giấy tờ không thể thay đổi bổ sung điều chỉnh. Ví dụ chứng minh nhân dân hay bằng cấp. Cho nên việc ấn định thời hạn hiệu lực của bản sao là không đúng. Bản sao có ý nghĩa là sự khẳng định của người chứng thực về việc văn bản tài liệu này được sao từ bản chính tại thời điểm được chứng thực.
6 loại giấy tờ không được chứng thực bản sao.
Theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, các loại giấy tờ, văn bản sau đây không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:
1/. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
2/. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
3/. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
4/. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
5/. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
Ngoại trừ một số trường hợp không cần hợp pháp hóa lãnh sự:
Giấy tờ tùy thân do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như: Hộ chiếu, thẻ căn cước hoặc các giấy tờ khác như thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ;
Chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ nêu trên cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.
6/. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Những Loại Bản Chính Giấy Tờ, Văn Bản Tuyệt Đối Không Được Chứng Thực Bản Sao
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch được Chính phủ ban hành, có 6 bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.
Phóng to
6 loại văn bản giấy tờ, văn bản không được chứng thực bản sao gồm:
1) Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;
2) Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;
3) Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;
4) Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;
5) Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định;
6) Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Nghị định cũng quy định giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm: Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp; bản chính giấy tờ văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản trong 6 trường hợp nêu trên.
Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng bản chính.
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được đảm bảo ngay trong ngày cơ quan, tổ chức, tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Sổ chứng thực là tài liệu lưu trữ của Nhà nước, được bảo quản, lưu trữ vĩnh viễn tại trụ sở cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực. Đối với việc thực hiện chứng thực chữ ký và chứng thực chữ ký người dịch, cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải lưu một bản giấy tờ, văn bản đã chứng thực; thời hạn lưu trữ là 2 năm. Trường hợp chứng thực chữ ký của người tiến hành giám định trong văn bản kết luận giám định tư pháp, chứng thực bản sao từ bản chính thì không cần lưu trữ.
Chứng thực bản sao ở đâu?
Phóng to
Việc chứng thực bảo sao giấy tờ giúp người dân thuận tiện hơn trong giao dịch các giao dịch dân sự, hành chính. Ảnh: Báo Thanh Tra
Khoản 1, 2, 3, 4 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực quy định, thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực thuộc về những cơ quan, cá nhân sau đây:
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Bản Sao Y Bản Chính Có Dùng Để Chứng Thực Được Không?
Bản sao chứng thực từ bản chính (bản sao y bản chính) được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. Vậy có thể dùng bản sao y bản chính đó để chứng thực không?
Dùng bản sao y bản chính để chứng thực được không?
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP).
Theo đó, phải hiểu rằng bản sao y bản chính chỉ có giá trị pháp lý như bản chính trong trường hợp sử dụng để đối chiếu trong các giao dịch.
Đồng thời, Điều 18 Nghị định 23 nêu rõ các loại giấy tờ, văn bản được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính:
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Như vậy, chỉ có bản chính giấy tờ, văn bản mới được dùng để chứng thực bản sao từ bản chính. Còn bản sao y bản chính không thể dùng thay cho bản chính để chứng thực một lần nữa được.
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
– Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
– Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
– Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
– Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
Trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ.
Nếu cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều loại bản chính giấy tờ, văn bản; bản chính có nhiều trang; yêu cầu số lượng nhiều bản sao; nội dung giấy tờ, văn bản phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu thì được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc hoặc theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Lệ phí chứng thực:
– UBND xã, phường, thị trấn
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh
2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Tổ chức hành nghề công chứng
2.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản
Hậu Nguyễn
Quy Định Về Giấy Tờ Sao Y Bản Chính
Pháp luật hiện quy định như thế nào về giấy tờ sao y bản chính?giấy tờ sao y bản chính có giá trị bao lâu?
Xin chào luật sư! tôi có thắc mắc sau muốn hỏi luật sư
Tôi thấy nhiều khi các cơ quan, tổ chức khi xử lý hồ sơ thường không chấp nhận các giấy tờ sao y bản chính quá thời hạn 6 tháng kể từ khi công chứng, chứng thực. Vậy có đúng không? Nếu không thì bản sao có thời hạn bao lâu? Các loại giấy tờ nào thì không được chứng thực, công chứng? Tôi xin cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định Khoản 1 điều 3 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định: “Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch”.
Đồng thời, pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực hay được cấp từ sổ gốc.
Như vậy, việc từ chối tiếp nhận bản sao quá thời hạn sáu tháng của cơ quan, tổ chức là trái luật.
Điều 16 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính như sau:
– Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
– Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
– Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
– Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các văn bản khác không được chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền chứng thực theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. Nhưng từ thực tế và theo một số văn bản khác thì có một số giấy tờ, văn bản sau không chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP như sau:
Điều 241 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc Cấp trích lục bản án, bản án:
– Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Toà án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Hóa đơn, chứng từ tài chính (biên lai thu lệ phí, phí …): Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể về việc không được chứng thực hóa đơn, chứng từ tài chính nhưng so sánh với các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính thì UBND cấp xã và các cơ quan chứng thực theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP không có thẩm quyền chứng thực những loại giấy tờ này. Việc sao hóa đơn, chứng từ tài chính sẽ do cơ quan phát hành hóa đơn, chứng từ đó thực hiện theo quy định.
3. Văn bản là bản sao, như: Giấy khai sinh bản sao, giấy đăng ký kết hôn bản sao …. Những loại văn bản này đương nhiên không được chứng thực vì việc sao y phải được thực hiện từ bản chính.
– Sao y bản chính giấy tờ của công ty
– Ủy ban nhân dân xã có được chứng thực di chúc không?
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Địa điểm chứng thực
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật dân sự miễn phí
Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Loại Giấy Tờ Không Được Chứng Thực Bản Sao Từ Bản Chính ⋆ Eiv trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!