Đề Xuất 3/2023 # 17 Trường Hợp Doanh Nghiệp Bị Ấn Định Thuế # Top 12 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 3/2023 # 17 Trường Hợp Doanh Nghiệp Bị Ấn Định Thuế # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 17 Trường Hợp Doanh Nghiệp Bị Ấn Định Thuế mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Căn cứ Điều 50 và Điều 52 Luật Quản lý thuế năm 2019, doanh nghiệp bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế hoặc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cụ thể:

* Bị ấn định thuế khi vi phạm pháp luật về thuế

1. Không đăng ký thuế, không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác về căn cứ tính thuế.

2. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

4. Không chấp hành quyết định thanh tra thuế, kiểm tra thuế.

5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

6. Mua, trao đổi hàng hóa sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn mà hàng hóa là có thật theo xác định của cơ quan có thẩm quyền và đã được kê khai doanh thu tính thuế.

7. Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.

8. Thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm mục đích giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

9. Không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

4. Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.

5. Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

6. Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp.

7. Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp.

8. Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.

Ấn Định Thuế Là Gì? Các Trường Hợp Bị Ấn Định Thuế

Khái niệm ấn định thuế

1. Người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp:

Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 Luật Quản lý thuế;

Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày hết

thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;

Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp;

Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp; chứng chỉ kế toán trưởng

Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế;

Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

2. Đối với một số ngành nghề, hoạt động kinh doanh

Qua kiểm tra, thanh tra phát hiện có sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc kê khai, tính thuế không đúng với thực tế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập tính trên doanh thu theo quy định của pháp luật. Nên học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tại hà nội

3. Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:

Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;

Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;

Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;

Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;

So sánh số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô;

Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

Quy Định Về Ấn Định Thuế Trong Trường Hợp Cho Vay Và Mượn Tiền Giữa Hai Doanh Nghiệp

25/06/2018

Bùi Thanh Hương

Luật sư tư vấn trường hợp doanh nghiệp cho mượn tiền với lãi suất 0% thì có bị ấn định thuế hay không?

Kính gửi Luật sư, theo tôi biết trường hợp cho vay tiền giữa hai doanh nghiệp với lãi suất 0% sẽ bị ấn định thuế theo Điểm e khoản 01 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11. Tôi có hai câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp.

(1) Trường hợp công ty tôi đang cho 1 công ty A (là cổ đông lớn nắm giữ 24% cổ phần công ty tôi) mượn tiền không có lãi suất có bị ấn định thuế không?.

(2) Trường hợp Công ty tôi cho vay trong thời hạn 07 ngày với lãi suất 0%, nếu 07 ngày bên vay chưa trả hết toàn bộ hoặc chưa trả hết một phần tiền vay, số tiền nợ gốc vay còn lại sẽ tự động gia hạn với thời hạn vay là một (01) tháng và lãi suất 8,5%/năm, như vậy có bị ấn định thuế không vì sau 07 ngày công ty vẫn áp dụng lãi suất 8,5% theo giá trị thị trường. Xin trân trọng cảm ơn!

Luật quản lý thuế 2006 có quy định vấn đề ấn định thuế tại Điều 37 như sau:

Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế1. Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:e) Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;

Việc doanh nghiệp của bạn cho mượn tiền mà không tính lãi suất được hiểu là trao đổi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Do vậy, trường hợp này doanh nghiệp có thể bị ấn định thuế – kê khai, nộp thuế theo giá giao dịch thông thường trên thị trường theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 37 – Luật Quản lý thuế 2006.

Trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp, doanh nghiệp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

Trường hợp doanh nghiệp khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì bị xử phạt chậm nộp thuế theo quy định.

Khi công ty cho vay trong thời hạn 07 ngày với lãi suất 0% thì khoản vay này đã là đối tượng bị ấn định thuế mà không phụ thuộc vào thỏa thuận tính lãi suất do chậm trả giữa các bên. Theo đó, dù có thỏa thuận lãi suất chậm trả 8,5% theo đúng giá thị trường thì khoản tiền cho vay trong 7 ngày với lãi suất 0% mà doanh nghiệp của bạn cho công ty A vay vẫn sẽ bị ấn định thuế.

Trân trọng. Luật gia / CV tư vấn: Bùi Thanh Hương – Luật Minh Gia

Quy Định Về Việc Ấn Định Thuế Đối Với Doanh Nghiệp

Quy định về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp. Căn cứ để ấn định doanh thu cho doanh nghiệp khi khai nộp thuế.

Quy định về việc ấn định thuế đối với doanh nghiệp. Căn cứ để ấn định doanh thu cho doanh nghiệp khi khai nộp thuế.

Công ty tôi là công ty TNHH 1 thành viên thành lập tháng 8/2014 và hiện nay đang bị thanh tra thuế, theo biên bản thanh tra thì doanh thu bán lẻ năm 2014 (gồm 5 tháng)của cty là: 460triệu nhưng sang đến năm 2015 do cty bán hàng nhiều cho các đơn vị lên doanh thu bán lẻ giảm chỉ còn được gần 100triệu (năm 2015). Do vậy cơ quan thuế tính và áp đặt mức doanh thu như sau: Năm 2014: 460tr/ 5 tháng = 92tr/tháng x 12 tháng = 1.104tr tương đương năm 2015 cty có doanh thu bán lẻ còn thiếu là: 1.104tr – 100tr = 1.004tr x 10% = 100tr tiền thuế cơ quan thuế yêu cầu truy thu số tiền thuế trên và tính cả tiền phạt nộp chậm. Tôi muốn hỏi cơ quan thuế làm vậy có đúng ko? và có căn cứ nào để ấn định được doanh thu cho doanh nghiệp như vậy ko?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòn g tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Theo quy định Điều 37 Luật quản lý thuế năm 2006 như sau:

“Điều 37. Ấn định thuế đối với người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế

Như vậy, nếu bạn thuộc một trong các trường hợp vi phạm pháp luật thuế quy định tại khoản 1 thì sẽ bị ấn định thuế theo phương pháp kê khai. Căn cứ để ấn định thuế được quy định tại Khoản 2 nêu trên và Khoản 4 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 25. Ấn định thuế đối với trường hợp người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế

Như vậy, nếu bạn là một trong các trường hợp bị ấn định thuế theo phương pháp kê khai thì cơ quan thuế có thể căn cứ ấn định thuế theo cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ công ty bạn khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp trong các kỳ khai thuế trước. Như vậy, cơ quan thuế ấn định doanh thu của công ty bạn năm 2014 cho năm 2015 trên là đúng. Ngược lại nếu bạn không phải thuộc trường hợp ấn định thuế mà cơ quan thuế vẫn ấn định thuế theo quy định trên là sai quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp bạn bị ấn định thuế mà bạn nộp thuế chậm kể từ khi hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế sẽ truy thu số tiền mà bạn bị ấn định thuế theo năm 2014 trừ đi số tiền bạn đã nộp thuế của doanh thu năm 2015 còn 100 triệu và cộng với số tiền nộp phạt mà bạn nộp thuế chậm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 17 Trường Hợp Doanh Nghiệp Bị Ấn Định Thuế trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!