Đề Xuất 5/2023 # ❤Thư Viện Bài Giảng Giáo Án Điện Tử Lớp 10 Môn Ngữ Văn # Top 8 Like | Athena4me.com

Đề Xuất 5/2023 # ❤Thư Viện Bài Giảng Giáo Án Điện Tử Lớp 10 Môn Ngữ Văn # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về ❤Thư Viện Bài Giảng Giáo Án Điện Tử Lớp 10 Môn Ngữ Văn mới nhất trên website Athena4me.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Danh sách bài giảng điện tử có trong đĩa Bài giảng điện tử Ngữ văn lớp 10

STT

Tiết/Bài

Nội dung

1

Tiết 1-2

Tổng quan văn học Việt Nam

2

Tiết 3

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

3

Tiết 4-5

Khái quát văn học dân gian Việt Nam

4

Tiết 8-9

Chiến thắng Mtao-Mxây

5

Tiết 11-12

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

6

Tiết 14-15

Uy-lít-xơ trở về

7

Tiết 17-18

Rama buộc tội

8

Tiết 22-23

Tấm Cám

9

Tiết 24

Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

10

Tiết 25

Đọc văn: Tam đại con gà & Nhưng nó phải bằng hai mày

11

Tiết 27

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

12

Tiết 28

Lời tiễn dặn

13

Tiết 29

Ca dao hài hước

14

Tiết 32

Ôn tập văn học dân gian

15

Tiết 36

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

16

Tiết 37

Tỏ lòng

17

Tiết 38

Cảnh ngày hè

18

Tiết 40

Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

19

Tiết 41

Độc Tiểu Thanh Kí

20

Tiết 44

Tại lầu Hoàng Hạc Tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

21

Tiết 45

Thực hành: Phép tu từ hoán dụ và ẩn dụ

22

Tiết 47

Cảm xúc mùa thu

23

Tiết 52

Thơ Hai Cư của Ba Sô

24

Tiết 57

Phú sông Bạch Đằng

25

Tiết 58

Tác giả Nguyễn Trãi

26

Tiết 59

Bình Ngô Đại Cáo

27

Tiết 65-66

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thái Sư Trần Thủ Độ

28

Tiết 65

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

29

Tiết 71-72

Chuyện chức phán sự đền tản viên

30

Tiết 73

Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt

31

Tiết 74

Hồi trống cổ thành

32

Tiết 75

Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

33

Tiết 76

Tình cảnh lẻ loi của người Chinh Phụ

34

Tiết 77

Tình cảnh lẻ loi của người Chinh Phụ

35

Tiết 78

Tóm tắt văn bản thuyết minh

36

Tiết 80-81

Nguyễn Du

37

Tiết 82-83

Trao duyên

38

Tiết 84

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

39

Tiết 85

Chí khí anh hùng

40

Tiết 86

Nỗi thương mình

41

Tiết 89

Lập luận trong văn nghị luận

42

Tiết 92

Các thao tác nghị luận

43

Tiết 93-94

Tổng kết phần văn học

Bài giảng điện tử lớp 10 môn Ngữ Văn với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin sẽ giúp các em học sinh tiếp thu được kiến thức và kĩ năng hiệu quả.

1. Thư viện bài giảng điện tử lớp 10

2. Thư viện bài giảng giáo án điện tử lớp 10 môn Toán

Một số từ khóa tìm kiếm: Thư viện bài giảng điện tử môn Ngữ Văn lớp 10, giáo án điện tử Ngữ Văn lớp 10, thu vien bai giang dien tu mon ngu van lop 10, giao an dien tu mon ngu van lop 10

Giáo Án Bài Văn Bản Văn Học Giáo Án Điện Tử Ngữ Văn 10

Giáo án bài Văn bản văn học Giáo án điện tử Ngữ Văn 10

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10

Giáo án bài Văn bản văn học được chọn lọc, tổng hợp từ các giáo viên đang giảng dạy của các trường có tiếng trong cả nước với nội dung giáo án chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em hiểu được cấu trúc của một văn bản văn học; hiểu rõ quá trình chuyển từ một văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

Giáo án bài Nỗi thương mình Giáo án bài Lập luận trong văn nghị luận Giáo án Chí khí anh hùng

VĂN BẢN VĂN HỌC

I. Mục tiêu bài học: Giúp Hs:

Nắm được các tiêu chí chủ yếu của 1 văn bản văn học theo quan niệm ngày nay.

Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.

Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án.

2. Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: NỖI THƯƠNG MÌNH

3. Bài mới:

3.1. Vào bài: Hàng ngày, chúng ta được tiếp xúc, đọc nhiều loại văn bản: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận,… trong đó, có 1 số văn bản được gọi là văn bản văn học (VBVH). Vậy VBVH là gì? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu các tiêu chí để xác định.

HĐ1: HD TÌM HIỂU NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT:

Dựa vào phần chuẩn bị bài, và trên cơ sở sgk. Theo em, các tiêu chí nhận diện VBVH ngày nay là gì?

VD: Truyện ngắn Bức tranh (Nguyễn Minh Châu) suy ngẫm về con người và nghệ thuật chân chính. Đọc bài thơ Bài thơ tình của người thủy thủ (Hà Nhật):

Đêm nay, khi trăng mọc Tàu anh sẽ nhổ neo Vì sao anh ra đi Cũng đừng hỏi Chân trời xa có gì kêu gọi Nếu ở chân trời có đảo trân châu Hay ở biển xa Có nụ hoa thần tìm ra hạnh phúc Hay có người gái đẹp Môi hồng như san hô Khiến anh xa được em yêu Nếu có người trai chưa từng qua bão tố Chưa từng vượt qua thử thách gian lao Lẽ nào xứng với tình em?

→ Quan niệm tình yêu thủy chung và cách sống mạnh mẽ…

Học sinh đọc sgk và trả lời: Các văn bản 1, 2, 3, 4 là văn bản văn học vì phản ảnh hiện thực khách quan và nói lên tư tưởng của của con người

Hs ghi nhận

I. TIÊU CHÍ CHỦ YẾU CỦA VBVH:

1. VBVH là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

2. VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, tính thẩm mĩ cao, tính hàm súc, đa nghĩa.

3. VBVH được xây dựng theo 1 phương thức riêng- nói cụ thể hơn là mỗi VBVH đều thuộc về 1 thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

Tuy nhiên VBVH ko chỉ là những biện pháp, những kĩ xảo ngôn từ mà là 1 sáng tạo tinh thần của nhà văn.

Giáo Án Ngữ Văn 11 Tuần 6: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Giáo Án Điện Tử Môn Ngữ Văn Lớp 11

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án Ngữ văn 11 cơ bản: Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

Để hỗ trợ các thầy cô trong quá trình soạn giáo án giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11 thì chúng tôi đã tổng hợp và biên soạn văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc từ nhiều giáo án hay của các giáo viên dạy giỏi trên toàn quốc.

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu Giáo án Ngữ văn lớp 11 cơ bản Giáo án bài Tràng Giang

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC.

( Nguyễn Đình Chiểu )

A. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức:

Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.

Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.

Hiểu được giá trị nghệ thuật của bài văn tế: tính trữ tình, nghệ thuật tương phản và việc sử dụng ngôn ngữ.

2. Kĩ năng:

Đọc hiểu bài văn tế theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ:

Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo nên giá trị sử thi của bài văn.

B. Chuẩn bị bài học. 1. Giáo viên:

1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:

Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm.

Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

1.2. Phương tiện:

Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

Hs tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm theo hệ thống câu hỏi sgk.

C. Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3.Giới thiệu bài mới.

Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng viết: Trên đời có những ngôi sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú thì mới thấy được, và càng nhìn càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy, có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả Lục Vân Tiên mà còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của ông – khúc ca hùng tráng của phong trào chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây hơn một trăm năm… và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác, là bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt Nam trung đại.

Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát.1. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc?

2. Vị trí bài văn tế trong sáng tác NĐC và trong lịch sử văn học Việt Nam?

3. Em hiểu như thế nào về thể loại văn tế? (mục đích, nội dung, hình thức).

I. Tìm hiểu chung:1. Hoàn cảnh sáng tác:

Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng.

Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, NĐC viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng.

2. Vị trí:

Bài văn tế nằm trong giai đoạn thứ 2 thuộc bộ phận văn thơ yêu nước của NĐC. Là tác phẩm có giá trị đặc biệt và độc đáo trong văn học dân tộc.

Lần đầu tiên trong lịch sử văn học tác giả đã dựng một tượng đài nghệ thuật về hình ảnh những người nông dân chống thực dân Pháp tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời.

3. Thể loại và bố cục:

Văn tế là một thể văn dùng để tế người chết (đôi khi cũng để tế người sống)

Nội dung: kể về tính tình công đức của người mất và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình.

Bố cục: 4 phần.

Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân.

Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân – nghĩa sĩ.

Ai vãn: Bày tỏ lòng thương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.

Khốc tận (Kết): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

Bài Giảng Môn Ngữ Văn Lớp 7

Ngày dạy: 1/10/2014 Ngày dạy : 4 / 10 / 2014 TUẦN 8- Tiết 29 Văn bản: QUA ĐÈO NGANG - Bà Huyện Thanh Quan - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. - Đăc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang. - Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 3. Thái độ: - Đồng cảm cùng tác giả trước khung cảnh mênh mông buồn bã. C. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. a. Phương tiện dạy học: Bảng phụ, bút lông. b. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. - Động não: suy nghĩ, phân tích... - Trình bày một phút. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương ? ? Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ? 3.Bài mới : GV giới thiệu bài: Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình .Nếu chúng ta đi từ Bắc vào Nam,đi bằng tàu hoả sẽ vừa đi ngang qua đèo vừa chui vào hầm núi. Nếu đi bằng ô tô thì sẽ vượt qua đỉnh đèo rồi đổ dốc sang phía Quảng Bình.Còn nếu mở cửa sổ máy bay sẽ thấy đèo ngang như một sợi chỉ xanh mờ cắt ngang bờ biển xanh xanh nhạt nhạt.Còn trong con mắt người xưa,trong cảm nhận của BHTQ xa quê vào kinh đô làm việc,đèo Ngang được tái hiện ntn? * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - Đọc với giọng trầm buồn, nhẹ nhàng thể hiện tâm trạng nhà thơ . GV: Đọc ,sau đó gọi HS đứng dậy đọc lại. ? Dựa vào phần soạn bài ở nhà , em hãy nêu một vài nét về tác giả? ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? ? Em hãy nêu nội dung chính cả bài thơ ? ? Thể thơ ? ? Phương thức biểu đạt chính ? Hs : Nêu nội dung. Gv : Định hướng - Tâm trạng cô đơn của bà HTQ lúc qua đèo trước cảnh tượng hoang sơ của đèo Ngang . * HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu văn bản Hs : Đọc 2 câu đầu ? Hai câu đề cảnh tượng Đèo Ngang được hiện ra ntn? GV: Hướng dẫn HS phân tích theo bố cục. ? Hai câu đề miêu tả cái gì? (Cảnh tượng đèo Ngang). ? Cảnh đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? (Bóng xế tà). Gv : Ngoài ra ở hai câu đầu còn cho biết : Chủ thể trữ tình : nhà thơ . Hành động trữ tình : Bước tới - dừng chân . Không gian nghệ thuật : Đèo Ngang . Thời gian nghệ thuật: chiều tà. ? Qua cảm nhận của BHTQ cảnh đèo Ngang hiện lên như thế nào ? ( cỏ cây chen đá , lá chen hoa ). ? Trong câu này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Hs : Phát hiện trả lời. ? Điệp từ như vậy có tác dụng gì ? Gv : Định hướng. (Gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi chật hẹp , cằn cỗi . Chen còn là chen lẫn,gợi vẻ hoang dã , hiu hắt , tiêu điều ). ? Qua đó em cảm nhận được gì về khung cảnh đèo Ngang lúc này ? * Trong hoang vu nơi đây vẫn mang vẻ hài hoà, không phải hoàn toàn xa cách với cuộc sống của con người . GV Cho hs đọc tiếp 2 câu thực ? Thiên nhiên ở 2 câu thực hiện ra ntn? Gv giảng.: Cảnh thưa thớt, lơ thơ làm tăng thêm nỗi buồn Tuy nhiên nhờ có sự xuất hiện bóng dáng con người (dù là mờ nhạt) đã làm cho phong cảnh thiên nhiên đỡ hiu quạnh,thêm ấm áp sự sống tình người Þ Tâm trạng buồn,cô đơn của tác giả. GV : Ghi sẵn bảng phụ 2 câu thơ với hình thức diễn ra văn xuôi : Vài chú tiều lom khom dưới núi CN VN TN Mấy nhà chợ lác đác ở bên sông CN VN TN ?Những chú tiều ở đây được miêu tả với dáng vẻ ntn ? mấy nhà chợ thì ra sao ? ? Nêu nghệ thuật sử dụng ? tác dụng ? ? Sang 2 câu luận, bức tranh đèo Ngang được tác giả tô đậm thêm gì ? ? Nêu nghệ thuật sử dụng ? ? Mượn tiếng kêu của con cuốc cuốc, gia gia tác giả muốn thể hiện tình cảm gì ? ? Tâm trạng của bà HTQ khi qua đèo Ngang được thể hiện qua 2 hình thức ở 6 câu trên là mượn cảnh để ngụ tình còn trong 2 câu cuối nhà thơ còn tả cảnh không ? ? Ta với ta là ai với ai? Cụm từ này thể hiện ý nghĩa gì? Hs :Dựa vào nội dung của câu thơ để phân tích. Gv :Chốt. ? Vậy bài thơ tả cảnh hay tả tình ? Hs : Phát biểu. ( Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. ) ? Từ sự phân tích trên em hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan. * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tổng kết Nêu giá trị nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ ? ? ý nghĩa của văn bản ? I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Đ ọc - tìm hiểu từ khó 2. Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung dại. - Tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Sống TK XIX, quê Hà Nội. 3. Tác phẩm: a. Xuất xứ:Bài thơ sáng tác trên đường vào kinh giữ chức cung trung giáo tập. b. Thể thơ: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ, có niêm luật chặt chẽ, hai cặp câu giữa có sử dụng phép đối. c. Bố cục: Chia làm bốn phần. d. Phương thức biểu đạt: Trữ tình. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1 Hai câu đề : Bước tới .... .....bóng xế tà Cỏ cây chen đá ,lá chen hoa ® Điệp từ ,điệp âm liên tiếp. Þ Cảnh hoang vu, rậm rạp buồn vắng lúc chiều tà 2. Hai câu thực : Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà ® Phép đối,đảo ngữ, từ láy gợi hình Þ Giữa cảnh hoang vu heo hút thấp thoáng có sự sống của con người. 3.Hai câu luận : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ® Phép đối , chơi chữ Þ Sự tiếc nuối thời vàng son , tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ buồn, đau. 4. Hai câu kết ..........................trời,non,nước Một mảnh tình riêng ta với ta ® Tương phản Þ Nỗi niềm cô quạnh,thầm lặng. 3. Tổng kết : a. Nghệ thuật : - Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện. - Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Sáng tạo việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảng, tả tình. b. Ý nghĩa văn bản: - Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. 4.Củng cố: - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài. 5. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. - VN học bài, soạn bài " Bạn đến chơi nhà" Ngày soạn: 1 /10 /2014 Ngày dạy: 06/10/2014 Tiết 30 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ -Nguyễn Khuyến- A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được tình bạn đậm đà thắm thiết của tác giả Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú. - Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường Luật. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. - Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyễn Khuyễn trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được thể loại văn bản. - Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật. 3. Thái độ: - Trân trọng tình bạn. C.CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. 2. Học sinh: Học bài. Đọc kĩ và soạn bài theo câu hỏi SGK. D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ Qua đèo Ngang ? Đây là bài thơ tả cảnh hay tả tình ? Đó là cảnh gì, tình gì ? 3.Bài mới: Gv giới thiệu vào bài... Tình bạn là 1 trong những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là 1 bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ Đường luật nói chung. Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức *Hoạt động 1: HD tìm hiểu chung. Hs: đọc chú thích * - Sgk (104) ? Dựa vào chú thích*, em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả ? ? Tại sao người ta lại gọi ông là Tam Nguyên Yên Đổ ? ? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? GV: HD đọc: Giọng nhẹ nhàng, dí dỏm. Đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao? Chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 - 6 - 1 *Hoạt động 2: HD phân tích. Hs: đọc câu mở đầu. ? Cách mở đầu bài thơ của Nguyễn Khuyến có gì thú vị ? Cách xưng hô ? ? Câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ ? Hs: đọc câu 2. ? Câu 2 thể hiện mong muốn gì của tác giả? ? Tại sao vừa gặp bạn, tác giả đã nhắc ngay tới chợ ? (bởi chỉ có chợ mới có đầy đủ các thứ tiếp bạn nhưng trẻ thì đi vắng, chợ lại xa, mà mình thì già cả rồi không đi xa được) Hs: đọc câu 3, 4, 5, 6. ? Chợ thì xa mà người đi chợ thì không có, vậy tác giả định tiếp khách bằng những thứ gì ? (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp) ? Em có nhận xét gì về những thứ mà tác giả nêu ra ? (đây là những thứ sản vật có trong ao, trong vườn nhưng lại chưa dùng được - có đấy mà lại như không ) ? Hãy giải thích tính chất "có đấy mà lại như không" của những sản vật được kể và tả trong bài? ? Nếu hiểu theo cách 1 thì chủ nhân là người như thế nào? Tình cảm của ông đối với bạn ra sao? ? Nếu hiểu theo cách 2 thì chủ nhân là người có hoàn cảnh sống như thế nào? tính cách của ông ra sao? Tình cảm mà ông dành cho bạn là tình cảm như thế nào? Hs: đọc câu 7. ? Em hiểu ý của câu thơ như thế nào ? ? Có ý kiến cho rằng: nên hiểu câu 7 riêng trầu không thì có, ý kiến của em thế nào? ? Qua đây ta hiểu chủ nhân là người như thế nào? ? Tình bạn của họ ra sao? Hs: đọc câu 8. ? Chi tiết ngôn từ nào trong câu 8 đáng chú ý? ? Ta với ta là chỉ ai với ai? Nó có ý nghĩa gì? ? Theo em có gì khác nhau trong cụm từ "Ta với ta" ở bài này so với bài Qua đèo Ngang ? ? Câu 8 đã thể hiện được tình cảm gì của tác giả? ? Bài thơ cho em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông? *Hoạt động 3: HD tổng kết. ? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? *Hoạt động 4: HD luyện tập. ? Ngôn từ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn từ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học ? I.TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN. 1.Tác giả, tác phẩm: a.Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835-1909 ), được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. - Quê xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. - Là người thông minh, học giỏi, thi đỗ đầu cả 3 kì: Hương, Hội, Đình. - Là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. - Thơ ông đằm thắm và trong trẻo tình người. b.Tác phẩm: Bài thơ in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam - Tập 4 (1963 ). 2.Đọc, chú thích. 3.Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.Câu mở đầu: Đã bấy lâu nay, bác đến nhà. 2.Sáu câu tiếp theo: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả, khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách, trầu không có, 3.Câu kết: Bác đến chơi đây, ta với ta ! - Nguyễn Khuyến là người hồn nhiên, dân dã, trong sáng; đối với bạn thì chân thành, ấm áp, bền chặt dựa trên giá trị tinh thần. III.TỔNG KẾT. 1.Nghệ thuật: - Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm. - Lập ý bất ngờ. - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện. 2.Ý nghĩa văn bản. Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay. IV.LUYỆN TẬP. - So sánh ngôn ngữ thơ ở bài "Bạn đến chơi nhà" với ngôn ngữ thơ dịch "Chinh phụ ngâm" ta thấy có sự khác nhau giữa 2 phong cách ngôn ngữ: + Chinh phụ ngâm là ngôn ngữ bác học. + Bạn đến chơi nhà là ngôn ngữ đời thường. Nhưng cả 2 bên đều đạt đến độ kết tinh, rất hay, rất hấp dẫn. 4.Củng cố: ? Qua bài thơ em rút ra được bài học gì về tình bạn ? 5.Dặn dò: - VN học thuộc bài thơ So sánh cụm từ ta với ta ở cuối bài thơ với cụm từ ta với ta trong bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan - Tiết sau viết bài TLV số 2 ******************************************************* Ngày soạn: 02/10/2014 Ngày dạy: 08 /10/2014 Tiết 31, 32 Tập làm văn :VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN BIỂU CẢM A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn biểu cảm. - Qua bài viết HS tự bộc lộ được cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của mình về đối tượng biểu cảm. B.CHUẨN BỊ. - Gv: Đề, đáp án.Những điều cần lưu ý. - Gv gợi ý để HS chọn các loại cây gần gũi với đời sống thường ngày, cũng có thể viết về cây cảnh, cây hoa mà HS yêu thích. - Hs: Ôn bài ở nhà C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: *GV ghi đề lên bảng Đề bài: Loài cây em yêu. I. Xác định yêu cầu của đề: Có thể chọn 1 trong các loài cây sau: Cây bàng, cây bằng lăng, cây hoa sữa, cây dừa, cây cau, cây bưởi, cây đa, cây tre... hoặc cây cảnh. II. Gợi ý: - Xác định yếu tố miêu tả: Tả cái gì để tỏ thái độ, tình cảm đối với cây. - Xác định yếu tố tự sự: Kể cái gì để bộc lộ cảm xúc đối với cây. *Chú ý: Các yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu. *Tuân thủ theo 4 bước: - Tìm hiểu đề và tìm ý. - Lập dàn ý. - Viết bài văn hoàn chỉnh: chú ý liên kết mạch lạc. - Kiểm tra, sửa chữa. III.Đáp án: * Mở bài: -Giới thiệu loài cây và lí do vì sao em thích loài cây đó. * Thân bài: - Miêu tả một vài đặc điểm có sức gợi cảm của cây: Thân, lá, hoa. - Kể một vài kỉ niệm gắn bó với cây. - Tác dụng của cây đối với đời sống con người. - Tác dụng của cây đối với đời sống của em. * Kết bài: Tình cảm của em đối với loài cây đó. * Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, câu văn lưu loát. IV.Biểu điểm: *Điểm8-10: -Bài làm đáp ứng đủ các yêu cầu trên -Văn viết mạch lạc, đúng chính ta, dùng từ, đặt câu *Điểm 5-7: -Bài làm đáp tương đối đủ các yêu cầu của đáp án -Sai vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu *Điểm 3-4: -Bài làm chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của đáp án -Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chưa chính xác *Điểm 1-2:-Bài làm sơ sài *Điểm 0:Bài làm bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu nhập đề 4.Củng cố: Gv thu bài và nhận xét ý thức làm bài của học sinh. 5.Dặn dò: - Ôn lại lí thuyết về văn biểu cảm. - Đọc bài: Cách làm bài văn biểu cảm. Soạn bài "Chữa lỗi về quan hệ từ"

Bạn đang đọc nội dung bài viết ❤Thư Viện Bài Giảng Giáo Án Điện Tử Lớp 10 Môn Ngữ Văn trên website Athena4me.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!